Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa có xuất xứ địa lý cụ thể và có chất lượng hoặc danh tiếng được tạo ra nhờ địa điểm xuất xứ. Thông thường, chỉ dẫn địa lý gồm tên địa điểm xuất xứ của hàng hóa. Các sản phẩm nông nghiệp điển hình mà chất lượng có được nhờ vào địa điểm sản xuất và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa phương như khí hậu và đất đai. Một dấu hiệu đóng vai trò làm chỉ dẫn địa lý là vấn đề của pháp luật quốc gia và nhận thức của người tiêu dùng.

“Champagne”, “Tequile”, “Darjeeling”, “Requrfort”, “Chianti”, “Porto” và “Havana” Là ví dụ về những tên gọi nổi tiếng quen thuộc của những sản phẩm có phẩm chất và chất lượng nhất định trên toàn thế giới. Một đặc điểm chung của tất cả các tên gọi này đó là ý nghĩa địa lý của chúng nghĩa là chức năng xác định một vùng, thành phố, khu vực, hai đất nước hiện đại. Tuy nhiên khi chúng ta nghe thấy những tên gọi này, chúng ta thường nghĩ đến những sản phẩm nhiều hơn là nghĩ đến các địa điểm mà chúng chỉ dẫn.

Những ví dụ trên cho thấy chỉ dẫn địa lý có thể đạt được danh tiếng cao hơn và do đó, chúng có thể là tài sản thương mại có giá trị. Với lý do đó, những chỉ dẫn địa lý đó thường dễ bị sử dụng trái phép, làm giả hoặc giả mạo nên việc bảo hộ chúng là một nhu cầu thiết yếu ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

Chỉ dẫn địa lý có thể được sử dụng cho sản phẩm nông nghiệp

Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý không chỉ giới hạn ở các sản phẩm nông nghiệp. Chỉ dẫn địa lý cũng có thể đặc trưng cho chất lượng cụ thể của sản phẩm mà có được là do những yếu tố về con người, điều mà có thể tìm thấy được ở khu vực xuất xứ của sản phẩm như kỹ năng và quy trình sản xuất truyền thống cụ thể. Khu vực xuất xứ có thể là một làng hoặc một thành phố, một khu vực hoặc một quốc gia. Ví dụ điển hình về quốc gia là “Thụy Sĩ” (Switzerland) hoặc “thuộc về Thụy Sĩ” (Swiss) được biết đến rộng rãi là một chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm được sản xuất ở Thụy Sĩ nói chung và đặc biệt là cho đồng hồ.

Tên gọi xuất xứ

Tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý, được sử dụng trên những sản phẩm có chất lượng đặc biệt hoặc chủ yếu nhất định do môi trường địa lý mà ở đó sản phẩm được tạo ra. Khái niệm chỉ dẫn địa lý bao hàm cả tên gọi xuất xứ.

Tác dụng của chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý chỉ ra đặc điểm hoặc khu vực sản xuất có tính quyết định đến chất lượng đặc thù của sản phẩm có nguồn gốc ở đó. Điều quan trọng là chất lượng và danh tiếng của sản phẩm bắt nguồn từ khu vực sản xuất. Do những đặc tính của sản phẩm phụ thuộc vào khu vực sản xuất nên tồn tại mối “liên hệ” nhất định giữa sản phẩm và địa điểm sản xuất ban đầu cho sản phẩm này.

Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và quy tắc xuất xứ

“Quy tắc xuất xứ” là các điều kiện được sử dụng để xác định nơi sản phẩm được sản xuất. Chúng là một bộ phận thiết yếu của quy tắc thương mại do chính sách phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu như: hạn ngạch, ưu đãi thuế quan, bán phá giá, nghĩa vụ đối kháng (được tính để chống lại trợ cấp xuất khẩu) và hơn nữa.

Quy tắc xuất xứ cứ còn được sử dụng để thu thập các số liệu thống kê thương mại và tính các nhãn hiệu “sản xuất lại…” gắn trên sản phẩm. Vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp do quá trình toàn cầu hóa và cách thức sản phẩm được sản xuất ở nhiều nước trước khi được đưa ra thị trường.

Mặt khác, các chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa có xuất xứ địa lý cụ thể, có chất lượng hoặc uy tín được tạo nên nhiều khu vực địa lý đó. Chỉ những sản phẩm nhất định đáp ứng các điều kiện nêu trên và đã được đăng ký làm chỉ dẫn địa lý mới có thể mang những dấu hiệu đó. Phần lớn chỉ dẫn địa lý chứa tên địa danh xuất xứ của hàng hóa.

Sự khác biệt giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Nhãn hiệu được doanh nghiệp sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của mình với những hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đó. Chỉ dẫn địa lý chỉ ra cho người tiêu dùng biết được hàng hóa được sản xuất ở một khu vực cụ thể và có những đặc tính nhất định là nhờ khu vực sản xuất đó. Tất cả các nhà sản xuất sản phẩm của mình ở khu vực được chỉ dẫn địa lý và sản phẩm có cùng chất lượng ảnh thì đều có thể sử dụng chỉ dẫn địa lý đó.

Tại sao cần bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Người tiêu dùng cho rằng chỉ dẫn địa lý chỉ ra xuất xứ và chất lượng của hàng hóa. Rất nhiều chỉ dẫn địa lý có được danh tiếng có giá trị mà không được bảo hộ đầy đủ thì có thể bị sử dụng trái phép bởi những đối tác thương mại không trung thực. Việc sử dụng sai trái các chỉ dẫn địa lý bởi các bên thứ ba sẽ gây hại cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất hợp pháp. Người tiêu dùng sẽ bị lừa dối và tin rằng họ mua được hàng thật có chất lượng và các đặc tính nhất định trong khi thực tế là họ mua phải hàng giả vô giá trị. Nhà sản xuất hợp pháp phải chịu thiệt hại vì bị tước đoạt mất các cơ hội kinh doanh có giá trị và làm tổn hại đến uy tín đã gây dựng được đối với hàng hóa của họ.

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như thế nào

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo pháp luật quốc gia và theo hàng loạt quy định khác như pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hoặc pháp luật đặc biệt về bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ. Điều cốt lõi là bên thứ ba không được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng đó có khả năng lừa dối công chúng về xuất xứ thật của hàng hóa. Các biện pháp chế tài phù hợp từ lệnh của tòa án ngăn cấm việc sử dụng trái phép đến việc bồi thường những thiệt hại và khoản phạt hoặc phạt tù trong những trường hợp nghiêm trọng.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở cấp độ quốc tế

Một số số hiệp định do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý quy định về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đáng chú ý là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 và Thỏa ước Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ. Ngoài ra, các Điều 22 đến 24 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) giải quyết vấn đề về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở phạm vi quốc tế trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới WTO.

Chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi “chung” là gì?

Nếu thuật ngữ chữ địa lý được sử dụng để chỉ một loại sản phẩm mà không phải là chỉ dẫn về nơi xuất xứ của sản phẩm thì thuật ngữ này không còn có chức năng làm chỉ dẫn địa lý nữa. Nếu xảy ra ra tình huống này tại một quốc gia trong một thời hạn nhất định thì quốc gia đó có thể công nhận rằng người tiêu dùng có thể hiểu thuật ngữ địa lý là nơi xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ, “Dijon Mustard” là một loại mù tạt có xuất xứ từ thị trấn Dijon của Pháp thì giờ đây đã được sử dụng để chỉ một loại sản phẩm mà không cần biết đến nơi sản xuất của chúng.

(Nguồn Wipo).

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO