Trang trí là việc làm không hề đơn giản, đòi hỏi sự sáng tạo và tinh tế. Bên cạnh việc lựa chọn, phối kết hợp các đồ trang trí khác nhau còn cần chú ý đến sự hài hòa về màu sắc, kích thước với các vật dụng khác để đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ. Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, việc trang trí nơi ở, nơi làm việc,… ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do đó, các nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm trang trí với mẫu mã kích thước, kiểu dáng khác nhau. Về công năng sử dụng, hiện nay có sản phẩm trang trí mang tính chất trang trí, có sản phẩm mang đến những tiện ích nhất định lại có sản phẩm tạo cá tính riêng biệt cho mỗi người… Chính vì vậy, việc đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho đồ trang trí là việc làm cần thiết để bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất cũng như tránh tình trạng làm hàng giả, hàng nhái tràn lan.
Kiểu dáng công nghiệp cho đồ trang trí là gì?
Kiểu dáng công nghiệp của đồ trang trí là hình dáng bên ngoài của sản phẩm đồ trang trí được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Phân loại kiểu dáng công nghiệp đồ trang trí
Theo Bảng Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Phiên bản lần 8 theo Thoả ước Locarno), các sản phẩm đồ trang trí thuộc nhóm 11 có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
11-01: Đồ kim hoàn.
Bao gồm cả đồ trang trí và mô phỏng theo đồ kim hoàn.
Không bao gồm các loại đồng hồ đeo tay (Nhóm 10-02).
11-02: Đồ nữ trang rẻ tiền, các đồ trang trí cho mặt bàn, mặt lò sưởi, tường, các loại lọ hoa, bình cắm hoa (Kể cả các đồ điêu khắc, trạm trổ, tượng trang trí).
11-03: Huân chương, huy hiệu, phù hiệu.
11-04: Hoa giả, quả giả, cây giả.
11-05: Cờ, các vật trang trí trong ngày lễ.
Bao gồm cả các vòng hoa trang trí, biểu ngữ và đồ trang trí lễ Giáng sinh.
Không bao gồm các loại nến (Nhóm 26-04).
11-99: Các loại khác.
Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Tại Việt Nam kiểu dáng công nghiệp đươc bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp khi hết hạn). Sau 15 năm, kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.
Ví dụ minh họa cho kiểu dáng công nghiệp đồ trang trí thuộc nhóm 11-05:
Số đơn: 3-2010-00128/ Số bằng: 3-0015141-000 (Nguồn: http://iplib.noip.gov.vn/)
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau: Tên kiểu dáng công nghiệp; Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ; Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Cách thức nộp hồ sơ: Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến:
Nộp đơn giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
Thẩm định hình thức: 01 tháng.
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn Trong nộp lệ phí vấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Dịch vụ của Công ty luật Việt An trong lĩnh vực đăng ký kiểu công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài
Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài.