Là một công ty luật tại Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, Luật Việt An là hàng luật hàng đầu hỗ trợ thành lập công ty, mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Với gần 20 hoạt động, chúng tôi tự hào là hãng luật có kinh nghiệm tốt cũng có mức phí dịch vụ tốt nhất để hỗ trợ mở công ty FDI tại Việt Nam.
Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị để mở doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Để thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, nhà đầu tư cần cung cấp cho Luật Việt An các thông tin và tài liệu sau:
Thông tin
Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án đầu tư thành lập công ty;
Mục tiêu dự án, ngành nghề kinh doanh dự kiến;
Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn (vốn góp, vốn huy động, vốn khác…).
Nhu cầu lao động Việt Nam, lao động nước ngoài;
Tài liệu khách hàng cần chuẩn bị để thành lập công ty FDI tại Việt Nam
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Giấy chứng nhận thành lập/ Giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Thông tin (hộ chiếu) thành viên/cổ đông sáng lập; đại diện quản lý phần vốn góp.
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: Sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, báo cáo tài chính có lãi;
Hồ sơ chứng minh trụ sở, địa điểm thực hiện dự án: Hợp đồng thuê nhà, thuê trụ sở, thuê đất để đăng ký trụ sở, địa điểm thực hiện dự án khi thành lập công ty tại FDI Việt Nam và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng) của bên cho thuê.
Hướng dẫn chứng minh năng lực tài chính
Để chứng minh khả năng tài chính đối với dự án đầu tư đăng ký, nhà đầu tư có thể cung cấp một trong số các tài liệu sau:
Báo cáo tài chính kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ/ tổ chức tài chính đối với vốn huy động; hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.
Sổ tiết kiệm tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.
Lưu ý: các tài liệu phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định pháp luật Việt Nam. Nếu một trong các giấy tờ trên đủ số tiền ương ứng với số vốn dự kiến đăng ký cho công ty mở tại Việt Nam thì chỉ cần 1 trong các giấy tờ nêu trên.
Làm thế nào để chứng minh trụ sở doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án cho công ty vốn nước ngoài (FDI)?
Trụ sở doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án được chứng minh trong hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp bằng một trong các tài liệu sau:
Hợp đồng thuê, mượn (trong trường hợp thuê đất/ thuê văn phòng);
Giấy phép kinh doanh bất động sản của bên cho thuê văn phòng (nếu thuê qua công ty);
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, văn phòng (bản sao công chứng).
Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án của cơ quan có thẩm quyền (nếu đất, nhà thuê chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
Địa điểm thực hiện dự án phải đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam như:
Không được là nhà chung cư, nhà tập thể;
Đối với công ty hoạt động sản xuất phải thuê đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới có thể đăng ký thành lập công ty.
Trường hợp khách hàng mua lại công ty Việt Nam, góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp của công ty Việt Nam, thành lập công ty liên doanh, có người Việt Nam cùng góp vốn thì sẽ đơn giản hơn. Vui lòng liên hệ với Luật Việt An để được hỗ trợ cụ thể, nhanh nhất theo số điện thoại 09 61 67 55 66 (WhatsApp, Viber, Zalo, Wechat).
Dịch vụ mở công ty vốn nước ngoài (FDI) trọn gói tại Luật Việt An
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài trọn gói của Luật Việt An gồm các mục dịch vụ sau:
Hỗ trợ tư vấn giúp doanh nghiệp lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp, đáp ứng điều kiện đầu tư tương ứng với từng ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, mức vốn điều lệ phù hợp với ngành nghề, tên công ty hợp lệ;
Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhận ủy quyền doanh nghiệp soạn thảo toàn bộ hồ sơ giấy tờ đăng ký doanh nghiệp theo quy định;
Đại diện doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Ngoài ra, Luật Việt An còn có thêm các dịch vụ sau thành lập dành cho doanh nghiệp FDI mới thành lập, đặc biệt thêm nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đã sử dụng gói thành lập trọn gói tại Luật Việt An:
Mở tài khoản ngân hàng
Khắc dấu công ty
Mua chữ ký số điện tử
Đăng ký chữ ký số
Treo biển công ty
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Đăng ký kê khai thuế
Nộp lệ phí môn bài
Đóng BHXH cho người lao động
Đăng ký nhãn hiệu, sáng chế cho doanh nghiệp.
Tư vấn pháp luật lao động, xây dựng hợp đồng lao động, nội quy, quy chế hoạt đông theo pháp luật Việt Nam.
Các dịch vụ nâng cao khác cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Xin cấp giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện
Dịch vụ báo cáo hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
Thời gian mở công ty FDI tại Việt Nam thông thường
Thời gian thành lập doanh nghiệp FDI là khoảng từ 30-45 ngày làm việc, trong đó:
Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư): 30-35 ngày làm việc
Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 06-08 ngày làm việc
Thời gian dự kiến chưa bao gồm thời gian tư vấn, chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu. Luật Việt An có thể hỗ trợ nhanh nhất tối đa cho việc mở công ty FDI tại Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, hướng dẫn chi tiết.
Thủ tục mở công ty FDI đơn giản nhất
Tại sao nên lựa chọn mở công ty FDI tại Việt Nam?
Mục đích xin visa
Visa (hay thị thực) là một loại giấy tờ cho phép người nước ngoài nhập cảnh và cư trú hợp pháp tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. Thời hạn của visa thường ngắn, tuy vậy là mục đích cư trú ban đầu của rất nhiều người nước ngoài muốn tìm cách định cư lâu dài tại Việt Nam.
Visa có thể được cấp cho người nước ngoài làm việc, lập gia đình hoặc có khoản đầu tư tại Việt Nam. Đây là những cách thức phổ biến nhất để xin cư trú lâu dài. Do vậy, với việc thành lập công ty, nhà đầu tư đã thực hiện hoạt động đầu tư – cơ sở để xin cấp visa lưu trú tại Việt Nam.
Theo quy định hiện nay, các loại visa đầu tư cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được phân theo giá trị vốn góp hoặc ngành nghề ưu đãi/ khuyến khích đầu tư, cụ thể bao gồm:
ĐT1: góp vốn từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
ĐT2: góp vốn từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
ĐT3: góp vốn từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
ĐT4: góp vốn dưới 03 tỷ đồng.
Theo đó, thời hạn visa tương ứng được quy định tại Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
ĐT4: có thời hạn không quá 01 năm.
ĐT3: có thời hạn không quá 03 năm.
ĐT1, ĐT2: có thời hạn không quá 05 năm.
Như vậy với giá trị đầu tư của vốn thành lập doanh nghiệp càng lớn thì nhà đầu tư có cơ hội xin visa lưu trú với thời hạn càng dài. Thì thời hạn này thường tương ứng với thời hạn của giấy phép đăng ký đầu tư của dự án tại Việt Nam.
Mục đích xin thẻ tạm trú
Thẻ tạm trú cũng là một hình thức ghi nhận quyền lưu trú có thời hạn của người nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên thời hạn của tạm trú thường dài hơn thị thực (visa) và thường sử dụng hơn cho các nhà đầu tư. Ký hiệu của thẻ tạm trú tương tự như ký hiệu thị thực (visa).
Tuy nhiên cần lưu ý, thẻ tạm trú chỉ cấp cho trường hợp người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu ĐT1, ĐT2, ĐT3, mà không bao gồm ĐT4 (Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014). Do vậy, trường hợp nhà đầu tư thành lập công ty với vốn đầu tư dưới 03 tỷ sẽ không được cấp thẻ tạm trú mà chỉ xin được thị thực (visa) với thời hạn dưới 01 năm.
Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới và thường tương ứng với thời hạn của dự án đầu tư. Như vậy công ty mà nhà đầu tư nước ngoài thành lập đóng vai trò một chủ thể bảo lãnh việc cư trú của người nước ngoài hợp pháp tại Việt Nam. Thời hạn của thẻ tạm trú được quy định cụ thể tại Điều 38 như sau:
ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.
ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.
Lưu ý : Thời hạn tạm trú ghi nhận trên thẻ tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Thu lợi nhuận từ dự án đầu tư tại thị trường tiềm năng như Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một đất nước có tiềm năng thu hút vốn đầu tư lớn từ nước ngoài trong khu vực Đông Nam Á. Việc thành lập công ty ở Việt Nam để kinh doanh hoặc điều hành dự án đầu tư là hình thức phổ biến nhất để đầu tư thu lợi nhuận tại thị trường Việt Nam.
Để thúc đẩy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng các biện pháp chọn lọc nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, nhà đầu tư cần đảm bảo chuẩn bị đủ nguồn lực cần thiết để giải trình khả năng thiết lập vận hành công ty và khả năng sinh lợi nhuận từ dự án đầu tư khi đăng ký với cơ quan cấp phép đầu tư. Khi đó, nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu bên cạnh nguồn nhân sự, cơ sở vật chất.
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI với chi phí tối thiểu, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.