Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án công ty FDI
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án công ty FDI là bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì tính chất thay đổi liên tục về quy định về giải trình việc sử dụng công nghệ trong dự án nên nhiều doanh nghiệp cần phải sửa đổi, bổ sung liên tục những nội dung có liên quan đến vấn đề này. Chính vì lẽ đó, thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ làm rõ cho quý khách về giải trình về sử dụng công nghệ đối với hồ sơ khi thành lập công ty FDI mới nhất năm 2024.
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án công ty FDI
Căn cứ Điều 16 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, nội dung giải trình về sử dụng công nghệ trong hồ sơ dự án đầu bao gồm:
Phân tích và lựa chọn phương án công nghệ;
Tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; dự kiến danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ thuộc phương án công nghệ lựa chọn;
Tài liệu chứng minh công nghệ đã được kiểm chứng (nếu có);
Dự kiến kế hoạch đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ (nếu có);
Điều kiện sử dụng công nghệ;
Đánh giá sơ bộ tác động của công nghệ đến môi trường (nếu có);
Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ trong trường hợp góp vốn bằng công nghệ.
Trong giai đoạn quyết định đầu tư, nội dung giải trình về sử dụng công nghệ trong hồ sơ dự án đầu tư:
Tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ;
Sản phẩm, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;
Khả năng đáp ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho dây chuyền công nghệ;
Chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ;
Chi phí đầu tư cho công nghệ, máy móc, thiết bị, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.
Đối tượng chuyển giao công nghệ cần giải thích đối với dự án công ty FDI
Căn cứ Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm:
Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Các phương thức chuyển giao công nghệ đối với dự án công ty FDI
Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Hình thức chuyển giao công nghệ đối với dự án công ty FDI
Chuyển giao công nghệ độc lập.
Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây: Dự án đầu tư; Góp vốn bằng công nghệ; Nhượng quyền thương mại; Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; Mua, bán máy móc, thiết bị kèm theo kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển giao công nghệ độc lập và góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng;
Việc chuyển giao công nghệ tại dự án đầu tư; nhượng quyền thương mại; chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; mua, bán máy móc, thiết bị kèm theo và chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư.
Các lĩnh vực được doanh nghiệp FDI đăng ký chuyển giao công nghệ hiện nay
Các hợp đồng chuyển giao công nghệ chủ yếu đến từ nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ, ASEAN.
Các lĩnh vực có doanh nghiệp FDI đăng ký chuyển giao công nghệ gồm:
Điện tử;
Viễn thông;
Ô tô;
Xe máy;
Dược phẩm;
Y tế;
Hóa dầu;
Mỹ phẩm;
Khai thác chế biến khoáng sản;
Xây dựng.
Những vướng mắc trong giải trình về sử dụng công nghệ trong hồ sơ dự án thường gặp và hướng giải quyết
Khó khăn trong việc định lượng hiệu quả: Sử dụng các chỉ số KPI cụ thể, so sánh với các dự án tương tự.
Rủi ro công nghệ: Xây dựng kế hoạch dự phòng, cập nhật công nghệ thường xuyên.
Chi phí cao: So sánh chi phí ban đầu với lợi ích dài hạn, tìm kiếm các giải pháp tài chính.
Thiếu nhân lực: Đào tạo nhân lực, hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm.
Khó khăn trong việc truyền đạt: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, minh họa bằng hình ảnh.
Ví dụ các công nghệ có thể được giải trình
Công nghệ thông tin: AI, IoT, Big Data, Cloud computing, Blockchain…
Công nghệ tự động hóa: Robot, máy móc tự động, hệ thống điều khiển tự động…
Công nghệ sinh học: Công nghệ gen, công nghệ tế bào gốc…
Công nghệ vật liệu mới: Vật liệu nano, vật liệu composite…
Dịch vụ liên quan đến đầu tư của Luật Việt An
Tư vấn thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành;
Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ về giải trình sử dụng công nghệ trong thực hiện dự án công ty FDI và những tài liệu khác;
Đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và giải quyết những vấn đề phát sinh;
Cam kết thực hiện công việc chuyên nghiệp, hiệu quả và có lộ trình;
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án công ty FDI. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến dự án đầu tư, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!