Dịch vụ xác nhận tạm trú tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Xác nhận tạm trú tại TP.HCM là một thủ tục hành chính quan trọng, đặc biệt đối với những người dân từ các tỉnh thành khác đến sinh sống và làm việc tại thành phố. Việc xác nhận tạm trú không chỉ giúp quý khách có đầy đủ giấy tờ pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp đến quý khách các quy định pháp luật về tạm trú, dịch vụ xác nhận tam trú tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để quý khách tham khảo.
Tạm trú là gì?
Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích, nơi tạm trú là nơi mà công dân sinh sống trong một thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trong đó, theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã (xã/phường/thị trấn) nơi đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên.
Mục đích của việc xác nhận tạm trú
Việc xác nhận tạm trú có nhiều mục đích quan trọng, bao gồm:
Để làm các thủ tục hành chính: Xác nhận tạm trú là một trong những giấy tờ cần thiết để thực hiện nhiều thủ tục hành chính như đăng ký kết hôn, xin cấp giấy phép lái xe, làm hộ chiếu…
Vay vốn ngân hàng: Các ngân hàng thường yêu cầu giấy xác nhận tạm trú để xác minh địa chỉ cư trú hiện tại của người vay.
Nhập học: Một số trường học yêu cầu giấy xác nhận tạm trú để xác nhận địa chỉ cư trú của học sinh, sinh viên.
Xin việc: Một số công ty yêu cầu giấy xác nhận tạm trú để xác minh địa chỉ cư trú hiện tại của ứng viên.
Điều kiện thực hiện tạm trú
Theo Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật cư trú.
Hồ sơ đăng ký tạm trú
Theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA);
Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp trừ trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú và trường hợp, giấy tờ chứng minh về chỗ ở hợp pháp đã có bản điện tử trên dịch vụ công qua giải quyết thủ tục hành chính khác thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh không yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ chứng minh. Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân, tổ chức thì văn bản đó không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân, Quân đội nhân nhân (đơn vị đóng quân, nhà ở công vụ) hồ sơ gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA);
Đối với Công an nhân dân: Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký tạm trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).
Đối với Quân đội nhân dân: Giấy giới thiệu đăng ký tạm trú của đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
Đăng ký tạm trú theo danh sách, hồ sơ gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA);
Văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú
Theo khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký tạm trú như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận giấy xác nhận tạm trú
Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ và đúng quy định, cơ quan công an sẽ cấp giấy xác nhận tạm trú trong 3 ngày làm việc. Bạn cần đến cơ quan công an để nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận qua đường bưu điện nếu đã đăng ký trước đó.
Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú (Khoản 3 Điều 28 Luật cư trú 2020).
Lệ phí đăng ký tạm trú
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 27/2022/TT-BTC về mức lệ phí đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú được thực hiện như sau:
Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp thì lệ phí là 15.000 đồng/lần;
Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì lệ phí là 7.000 đồng/lần.
Dịch vụ xác nhận tạm trú tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tư vấn quy định của pháp luật về tạm trú;
Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú;
Đại diện nộp hồ sơ đăng ký tạm trú;
Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng;
Nhận xác nhận tạm trú và bàn giao cho khách hàng;
Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về dịch vụ xác nhận tạm trú tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Quý khách có vướng mắc pháp lý nào vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.