Điều kiện đăng ký giải pháp hữu ích

Bên cạnh cơ chế đăng ký bảo hộ sáng chế như hiện nay, một số quốc gia trên thế giới còn đưa ra mô hình bảo hộ đối với “giải pháp hữu ích”. Việc đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích nhằm mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu bảo hộ các sáng tạo kỹ thuật trong nước, đặc biệt là đối với Việt Nam, khi mà trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn thấp so với thế giới. Vậy, giải pháp hữu ích là gì? Cần những điều kiện nào để đăng ký giải pháp hữu ích. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An đưa ra bài viết về điều kiện đăng ký giải pháp hữu ích dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Giải pháp hữu ích là gì?

Về bản chất, giải pháp hữu ích là một sáng chế ở trình độ thấp. Theo đó, điểm làm nên sự khác biệt giữa giải pháp hữu ích và sáng chế được thể hiện như sau:

  • Điều kiện bảo hộ giải pháp hữu ích đơn giải hơn, thể hiện ở việc yêu cầu về tính sáng tạo cho giải pháp hữu ích thường ít nghiêm ngặt hay thậm chí không được đặt ra. Vì vậy, giải pháp hữu ích thường được cấp cho những cải tiến, nâng cấp nhỏ.
  • Thời hạn bảo hộ cho giải pháp hữu ích ngắn (chỉ từ 5 đến 10 năm thay vì đến 20 năm như bảo hộ sáng chế).
  • Các quy định về thủ tục đăng ký, thời hạn thẩm định đơn đăng ký giải pháp hữu ích cũng ngắn hơn và đơn giản hơn do không phải xem xét điều kiện về trình độ.

Ngoài ra, những giải pháp kỹ thuật mang tính sáng tạo còn có thể bảo hộ như một bí mật kinh doanh. Theo đó, người nắm giữ giải pháp kỹ thuật có thể cân nhắc bảo hộ sáng chế để có thể độc quyền khai thác sáng chế trong một thời hạn hoặc bảo hộ bí mật kinh doanh để tránh việc phải bộc lộ sáng chế của họ.

Điều kiện đăng ký giải pháp hữu ích

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, để được đăng ký giải pháp hữu ích phải đáp ứng được hai điều kiện:

Giải pháp hữu ích phải có tính mới

  • Tính mới đòi hỏi giải pháp được mô tả không được trùng với giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu đăng ký đã nộp với ngày ưu tiên trước. Điều này có nghĩa là trước ngày ưu tiên cấp đăng ký thì giải pháp chưa được công bố công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào trong hoặc ngoài nước trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp giải pháp hữu ích sẽ không bị mất đi tính mới như sau:

  • Người không phải chủ của giải pháp biết được thông tin về giải pháp mà tự ý công bố, kể cả khi không được sự đồng ý của người nộp đơn và ngày công bố trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Giải pháp hữu ích đó được trưng bày tại triển lãm quốc gia tại Việt Nam hoặc tại triển lãm quốc tế chính thức trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Người có quyền đăng ký công bố giải pháp dưới dạng báo cáo khoa học trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.
  • Thông tin về giải pháp hữu ích trong trường hợp giải pháp đó sẽ không bị coi là bộc lộ công khai nếu chỉ có số lượng người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về nó. Theo đó, chủ của giải pháp bắt buộc phải kiểm soát được số lượng người biết, biết rõ về những thông tin về giải pháp mà họ đang nắm giữ.

Giải pháp hữu ích có khả năng áp dụng công nghiệp

  • Đây là điều kiện xét về tính hữu ích của giải pháp. Theo đó, một giải pháp không thể mang nặng tính lý thuyết mà nó còn phải đem lại những lợi ích mang tính thực tiễn có thể áp dụng vào cuộc sống.
  • Một giải pháp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu như có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất sản phẩm hàng loạt hay áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của giải pháp đó và thu lại được kết quả ổn định giống với kết quả đượ mô tả trong đơn

Như vậy, chỉ cần đáp ứng đầy đủ cả hai điều kiện trên thì giải pháp hữu ích sẽ được cấp bằng bảo hộ giải pháp hữu ích.

Sự khác biệt của điều kiện đăng ký giải pháp hữu ích và đăng ký sáng chế

Có thể thấy giữa sáng chế giải pháp hữu ích có mối liên hệ, liên kết với nhau. Tuy nhiên thì điều kiện đăng ký của giải pháp hữu ích sẽ đơn giản và ít tạp hơn, cụ thể như sau:

Đối với sáng chế để được đăng ký thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Tính mới
  • Trình độ sáng tạo
  • Khả năng áp dụng công nghiệp

Để được đăng ký thì giải pháp hữu ích phải đáp ứng những điều kiện như:

  • Có tính mới
  • Khả năng áp dụng công nghiệp

Từ đó ta có thể thấy điều kiện để có thể bảo hộ sáng chế sẽ khó và phức tạp hơn rất nhiều so với điều kiện đăng ký giải phái hữu ích. Theo đó, yêu cầu về tính sáng tạo của sáng chế khắt khe hơn so với giải pháp hữu ích. Giải pháp hữu ích được bảo hộ chỉ cần có hai yếu tố tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế được bảo hộ ngoài 2 điều đó ra còn cần phải đáp ứng được tiêu chí về trình độ sáng tạo.

Trên thực tế, các phát minh công nghệ mới ở Việt Nam thường được lựa chọn dưới hình thức giải pháp hữu ích để thuận tiện hơn trong việc áp dụng công nghiệp và li-xăng trong sản xuất.

Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích

Để có thể đăng ký giải pháp hữu ích, quý khách cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

  • 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 02/SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
  • 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích. Bản mô tả giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
  • 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. (Tóm tắt không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng).
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Giấy ủy quyền theo mẫu của Luật Việt An.
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có)
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu được thụ hưởng từ người khác)
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Quý khách cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như bên trên

Bước 2: Tiến hành nộp đơn

Luật Việt An là tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp, sẽ đại diện quý khách hàng nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp Quý khách hạng nộp đơn trực tiếp, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký theo một trong hai hình thức là nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc gửi đơn đăng ký qua đường bưu điện. Quý khách có thể gửi tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hay tại hai văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 3: Tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký

Sau khi nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức của đơn, để từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

  • Trong trường hợp đơn hợp lệ về hình thức thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Đối với trường hợp đơn đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn. Trong đơn từ chối có nêu rõ lý dokhiến cho đơn có thể bị từ chối. Và sẽ quy định trong thời hạn 02 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hay sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có phản đối, ý kiến phản đối không được chấp nhận thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Đơn đăng ký giải pháp hữu ích được công bố

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký giải pháp hữu ích sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký giải pháp hữu ích

Theo quy định, phía Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chỉ tiến hành thẩm định nội dung khi có đơn yêu cầu thẩm định nội dung.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn đăng ký giải pháp hữu ích theo các điều kiện bảo hộ như là tính mới hay khả năng áp dụng công nghiệp, từ đó xác định được phạm vi bảo hộ tương ứng.

 Bước 5: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ đối với giải pháp hữu ích

  • Nếu giải pháp được mô tả trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
  • Nếu giải pháp được mô tả trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người đăng ký giải pháp hữu ích đáp ứng đủ điều kiện về nộp phí, lệ phí đầy đủ và đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Trên đây là bài viết về điều kiện đăng ký giải pháp hữu ích, đăng ký sáng chế. Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về các vấn đề đăng ký giải pháp hữu ích, đăng ký sáng chế xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO