Với sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày càng có nhiều giải pháp kỹ thuật được sáng tạo. Nếu quy trình hoặc giải pháp kỹ thuật đó có tính ứng dụng cao trong cuộc sống thì sẽ được cấp bằng bảo hộ dưới hình thức độc quyền giải pháp hữu ích. Vậy hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích gồm những gì? Làm thế nào để soạn thảo một bản mô tả giải pháp hữu ích viết? Luật Việt An tổng hợp cung cấp thông tin trong bài viết này.
Một số khái niệm
Sáng chế là gì?
Sáng chế có bản chất là một giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc áp dụng các quy luật tự nhiên và nguyên lý khoa học.
Giải pháp hữu ích là gì?
Giải pháp hữu ích là một hình thức bảo hộ của sáng chế, đây là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Bản mô tả giải pháp hữu ích là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật sở hữu trí tuệ 2005, bản mô tả sáng chế là một trong những tài liệu bắt buộc phải có khi cá nhân/ tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích.
Bản mô tả giải pháp hữu ích và cách viết chi tiết
STT
Nội dung
Hướng dẫn
Phần mô tả của bản mô tả giải pháp hữu ích
(Ở phần này người làm hồ sơ phải cung cấp đủ các thông tin liên quan đến giải pháp hữu ích. Đồng thời phải bảo đảm người có trình độ kỹ thuật trung bình trong lĩnh vực liên quan có thể hiểu và áp dụng giải pháp hữu ích đó.)
1
Tên của giải pháp hữu ích
Tên của giải pháp hữu ích cần được đặt một cách ngắn gọn, rõ ràng và phù hợp với đối tượng, chức năng hoặc lĩnh vực kỹ thuật mà nó hướng đến. Tên không nên chứa những yếu tố quảng cáo
2
Lĩnh vực sử dụng của giải pháp hữu ích
Người làm hồ sơ bảo hộ cần xem chi tiết “Bảng phân loại giải pháp hữu ích quốc tế” sau đó đối chiếu các giải pháp hữu ích của mình và liệt kê ra các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể mà có liên quan đến giải pháp hữu ích hoặc lĩnh vực mà giải pháp hữu ích được sử dụng
3
Tình trạng kỹ thuật của giải pháp hữu ích
Trong phần này, người viết cần giới thiệu một hoặc nhiều phương pháp kỹ thuật đã tồn tại trước đó, chúng mang tính kỹ thuật, có mục đích hoặc được áp dụng để giải quyết cùng một vấn đề như giải pháp hữu ích mà họ đang trình bày. Trong trường hợp không có thông tin về tình trạng kỹ thuật của giải pháp hữu ích, người viết hồ sơ cần nêu rõ tình trạng này.
4
Mục đích của giải pháp hữu ích
Trong phần này, người thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ cần rõ ràng mô tả mục tiêu mà giải pháp hữu ích nhắm tới, tức là nhiệm vụ hoặc vấn đề mà giải pháp hữu ích đang hướng tới giải quyết. Trình bày cần được thực hiện một cách khách quan và cụ thể, không nên phóng đại hoặc mang tính chất quảng cáo.
5
Bản chất kỹ thuật của giải pháp hữu ích
Trong phần này, cần phải diễn đạt rõ ràng bản chất của giải pháp hữu ích mà bạn đang trình bày để đảm bảo tính bảo hộ. Để làm điều này, bạn nên bao gồm những thông tin sau:
Vấn đề kỹ thuật được giải quyết: Đây là vấn đề mà giải pháp hữu ích đang hướng đến, cũng là mục tiêu mà nó nhằm giải quyết.
Các dấu hiệu (đặc điểm) của giải pháp hữu ích: Mô tả chi tiết những đặc điểm độc đáo và đặc trưng của giải pháp hữu ích. Bạn nên nêu rõ những khía cạnh kỹ thuật mà giải pháp này mang lại, đặc biệt là những điểm khác biệt so với các kỹ thuật tương tự đã được biết trước đó.
Các hiệu quả có thể đạt được: Trình bày các hiệu quả và lợi ích mà giải pháp hữu ích có thể đem lại so với các giải pháp kỹ thuật hiện có. Hãy cung cấp dẫn chứng cụ thể về những cải tiến và tiến bộ mà giải pháp này đưa ra.
Tất cả những thông tin này cần được trình bày một cách chính xác, đúng với sự thực, và không nên có sự phóng đại.
6
Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có)
Nếu bản mô tả của giải pháp hữu ích có hình vễ nhằm mô tả rõ ràng giải pháp hữu ích hoặc làm rõ bản chất của giải pháp hữu ích thì ngờời soạn thảo hồ sơ bảo hộ cần phải có danh mục các hình vẽ của giải pháp hữu ích và giải thích từng hình một cách ngắn gọn.
7
Ví dụ thực hiện giải pháp hữu ích
Trong phần này, người soạn thảo hồ sơ cần đưa ra một hoặc một vài ví dụ cụ thể về việc thực tế áp dụng giải pháp hữu ích để minh chứng cho khả năng ứng dụng trong ngành công nghiệp và giá trị thực tế của nó. Nếu giải pháp hữu ích có các đặc điểm định lượng, người viết cần cung cấp những con số cụ thể liên quan đến các đặc điểm đó. Nếu không thể định lượng, thì cần trình bày rõ trạng thái cụ thể của các đặc điểm đó.
8
Những hiệu quả có thể đạt được (nếu có)
Nếu có các hiệu quả mới mà giải pháp hữu ích có thể đạt được và chưa được trình bày trong phần về bản chất kỹ thuật của giải pháp, người viết hồ sơ nên đưa ra danh sách các hiệu quả đó trong phần này.
Phần yêu cầu bảo hộ
1
Yêu cầu bảo hộ
Ở phần này, người soạn hồ sơ cần xác định phạm vi bảo hộ. Có thể yêu cầu bảo hộ một hoặc nhiều điểm của giải pháp hữu ích, mỗi điểm phải được trình bày riêng thành một đoạn văn và có đánh số thứ tự.
Chú ý: Phải trình bày rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với các mô tả trong phần mô tả bản chất kỹ thuật.
Bản tóm tắt
Ở phần này, người làm hồ sơ cần tóm tắt lại giải pháp hữu ích sao cho ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu nhất và phải chứa đựng các nội dung như sau:
Lĩnh vực mà giải pháp hữu ích được bảo hộ sẽ sử dụng hoặc liên quan đến giải pháp hữu ích cần bảo hộ;
Tên của giải pháp hữu ích;
Bản chất kỹ thuật của giải pháp hữu ích (mô tả một cách ngắn gọn).
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến sáng chế và bản mô tả giải pháp pháp hữu ích
Hiểu như thế nào về “trình độ sáng tạo của sáng chế”?
Sáng chế được xem là có độ sáng tạo nếu nó dựa trên các giải pháp kỹ thuật đã được tiết lộ công khai qua việc sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác, bất kể có xảy ra ở nước trong hay nước ngoài, trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu có, trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được ưu tiên. Sáng chế đó được xem như một tiến bộ sáng tạo nếu không thể dễ dàng được tạo ra bởi người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực ở mọi quốc gia hay không?
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là một loại bằng độc quyền được áp dụng theo từng lãnh thổ cụ thể. Do đó, để có sự bảo hộ giải pháp hữu ích ở một quốc gia khác, người nộp đơn cần thực hiện việc đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích trong quốc gia mà họ muốn được bảo vệ.
Ví dụ, nếu người nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích tại Việt Nam và nhận được bằng độc quyền giải pháp hữu ích ở đây, thì bằng độc quyền này chỉ có giá trị và hiệu lực bảo hộ tại lãnh thổ của Việt Nam. Để có sự bảo hộ giải pháp hữu ích ở một nước khác, người nộp đơn cần phải thực hiện việc đăng ký giải pháp hữu ích tại nước đó theo quy trình và yêu cầu tương ứng.
Sau khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ, nếu phát hiện sai sót tôi có thể yêu cầu sửa đơn hay không?
Trước khi Cục Sở hữu Trí tuệ ra một quyết định, bao gồm cả quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể tự ý hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu Trí tuệ thực hiện việc sửa đổi hoặc bổ sung đơn.
Nội dung sửa đổi hoặc bổ sung không được vượt quá phạm vi của những gì đã được tiết lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn. Người nộp đơn sáng chế cần thanh toán phí để thực hiện việc sửa đổi nội dung trong đơn.
Quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ sáng chế, đăng ký giải pháp hữu ích xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.