Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu

Xuất khẩu và nhập khẩu là các thuật ngữ được dùng để miêu tả hàng hóa và dịch vụ được trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia. Xuất nhập khẩu là ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào việc phát triển của mỗi quốc gia. Nhờ có xuất nhập khẩu mà quá trình cung cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian được cải thiện hơn. Vì vậy, Luật Việt An cung cấp các quy định về điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT;

Khái niệm hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu hay còn gọi là ngoại thương là một hoạt động kinh tế phản ánh sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước và hàng hóa, dịch vụ nước ngoài thông qua việc mua, bán qua biên giới các quốc gia. Mục tiêu chính của xuất nhập khẩu là tạo ra cầu nối thương mại cung cầu giữa thị trường trong và ngoài nước.

Điều kiện để hoạt động xuất nhập khẩu sinh ra, tồn tại và phát triển là có sự tồn tại của quan hệ kinh tế hàng hóa – tiền tệ và sự tồn tại các quốc gia vùng lãnh thổ và khả năng liên kết kinh tế, hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Cụ thể các khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 như sau:

  • Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
  • Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh xuất nhập khẩu là ngành kinh doanh cung cấp dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Kinh doanh xuất – nhập khẩu đã và đang là ngành nghề mang về nhiều lợi ích kinh tế, kim ngạch và nó biểu hiện cho thế mạnh của nền kinh tế các quốc gia. Trong bối cảnh giao thương toàn cầu, tại Việt Nam ngành nghề này ngày càng khẳng định được vị thế của mình và đòi hỏi có những quy định chặt chẽ trong việc đăng kí kinh doanh và thành lập công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu.

Quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những quyền của doanh nghiệp, và quyền này được cụ thể hóa hơn tại tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

Các điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu

Thương nhân

Đầu tiên, thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã phải và có đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Hàng hóa xuất nhập khẩu

Hàng hóa xuất nhập khẩu mà công ty muốn đăng kí không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo trong hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

Đối với các hàng hóa thuộc diện phải qua kiểm dịch, đảm bảo quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm thì phải thông qua sự kiểm tra và chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi xuất nhập khẩu;

Vốn

Đối với trường hợp thành lập công ty xuất nhập khẩu, pháp luật không đặt ra điều kiện về mức vốn điều lệ tối thiểu để đảm bảo công ty được thành lập, chính vì vậy, số vốn để thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân thương nhân hoặc doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên, một số ngành nghề lại có quy định về vốn ký quỹ cũng như vốn pháp định (ví dụ bảo vệ, sản xuất phim, bảo hiểm…), thì mức tối tiểu phải đóng của vốn điều lệ phải bằng với hai loại vốn này theo đúng như quy định. Ngoài ra, vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu không bị ràng buộc với các loại vốn khác

Một số điều kiện khác

Một số điều kiện khác như về tên công ty tuân thủ theo các nguyên tắc chung khi thành lập một công ty theo quy định tại các Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Đặc biệt lưu ý, ngoài việc tuân thủ các quy định trên, doanh nghiệp nên tránh đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu trùng vào các trường hợp sau

  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam;
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
  • Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.

Ngoài ra, đối với điều kiện về trụ sở công ty xuất nhập khẩu cũng phải tuân thủ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014:

  • Trụ sở chính của công ty xuất nhập khẩu phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Trên đây là các thông tin cần thiết liên quan đến các quy định về điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu hiện nay. Nếu có bất kì khó khăn vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO