Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thuê hoặc cho thuê tàu thuyền
Với mục đích hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty kinh doanh dịch vụ máy tính và các dịch vụ thuê hoặc cho thuê tàu thuyền không kèm người lái, Công ty Luật Việt An xin hướng dẫn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý:
Điều ước quốc tế: AFAS
Pháp luật Việt Nam:
Luật đầu tư năm 2014
Luật doanh nghiệp năm 2014
Điều kiện đầu tư:
Theo điều ước quốc tế AFAS: không hạn chế, ngoại trừ
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: không vượt quá 70%
Hình thức đầu tư: Liên doanh
Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng không hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư kinh doanh lĩnh vực dịch vụ thuê hoặc cho thuê tàu thuyền không kèm người lái .
Đối với ngành nghề “Dịch vụ thuê hoặc cho thuê tàu thuyền không kèm người lái”, nhà đầu tư nước ngoài phải hỏi ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định cấp phép đầu tư.
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư thì:
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO VÀ điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định;
Ngành nghề “Dịch vụ thuê hoặc cho thuê tàu thuyền không kèm người lái” không được quy định trong WTO mà chỉ quy định trọng điều ước quốc nên đủ cơ sở để xác định việc cho phép đầu tư đối với lĩnh vực trên.
Về mặt thực tiễn, Ví dụ điển hình là: Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản ngày 14 tháng 11 năm 2003 về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư (sau đây gọi chung là Hiệp định) có rất nhiều thỏa thuận cho phép nhà đầu tư Nhật Bản được thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam vượt ngoài Cam kết WTO. Tuy nhiên, theo Nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư Nhật Bản trong trường hợp này cũng phải tiến hành hỏi ý kiến của Bộ về những ngành nghề có liên quan đó. Do đó, WTO là điều kiện kiên tiên quyết để cho phép thực hiện việc đầu tư nói trên.
Do đó, khi kinh doanh dịch vụ thuê hoặc cho thuê tàu thuyền không kèm người lái (CPC 83103), nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thủ tục hỏi ý kiến Bộ ngành liên quan, khả năng chấp thuận không cao.
Quy trình thành lập công ty:
Bước 1: Đăng kí đầu tư
Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước người khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
Thời gian giải quyết: từ 30-45 ngày kể từ ngày Sở kế hoạch và Đầu tư nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lí do.
Về mặt thực tiễn, Ví dụ điển hình là: Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản ngày 14 tháng 11 năm 2003 về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư (sau đây gọi chung là Hiệp định) có rất nhiều thỏa thuận cho phép nhà đầu tư Nhật Bản được thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam vượt ngoài Cam kết WTO. Tuy nhiên, theo Nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư Nhật Bản trong trường hợp này cũng phải tiến hành hỏi ý kiến của Bộ về những ngành nghề có liên quan đó. Do đó, WTO là điều kiện kiên tiên quyết để cho phép thực hiện việc đầu tư nói trên.
Bước 2: Đăng kí thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;
Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 05 – 07 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ pháp lý của công ty Luật Việt An:
Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư vào Việt Nam;
Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục thành lập công ty, xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh (mua bán hàng hóa có vốn nước ngoài), giấy phép con…;
Tư vấn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể đối với mỗi ngành nghề, nhà đầu tư mang quốc tịch;
Soạn thảo và nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả bàn giao hồ sơ pháp lý hoàn thiện cho khách hàng;
Tư vấn về các vấn đề sau thành lập như: hợp đồng, thuế, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại…