Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một nội dung tương đối thường gặp trong tranh chấp dân sự bởi có liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một việc tương đối phức tạp và tế nhị do các bên tranh chấp có mối quan hệ huyết thống, thân thuộc. Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin cần thiết về vấn đề giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Luật sư xử lý tranh chấp đất đai

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

Quyền sử dụng đất là một tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người sử dụng đất được Nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua việc giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Song việc sử dụng đất của người dân đã diễn ra từ nhiều đời, kéo dài suốt quá trình lịch sử của dân tộc, gắn với đời sống của cá nhân, hoạt động kinh doanh của tổ chức. Quyền sử dụng đất được hiểu là việc là việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức, hộ gia đình hoặc người sử dụng đất khác theo quy định pháp luật. Khi người sử dụng đất là cá nhân chết đi, việc tiếp tục sử dụng đất thông qua nhận thừa kế trở thành một vấn đề cấp thiết được đặt ra với những người thừa kế.

Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định quyền sử dụng đất là quyền tài sản và có thể được giao dịch thông qua Hợp đồng về quyền sử dụng đất được quy định tại Mục 7. Song, Bộ luật Dân sự năm 2015 lại không đưa ra định nghĩa về thừa kế quyền sử dụng đất cũng như các quy định về việc để lại quyền thừa kế đối với di sản là quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa là việc khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo các quy định chung về thừa kế giống như với các tài sản thông thường khác.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Điều kiện phát sinh tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phát sinh khi:

  • Người hưởng di sản không đồng thuận trong việc lập văn bản thỏa thuận khai nhận di sản thừa kế;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Quyền sử dụng đất thừa kế được phân chia theo di chúc nhưng di chúc bị hư hỏng, hoặc không có giá trị;
  • Di sản thừa kế đã được khai nhận nhưng người được hưởng di sản thừa kế vẫn khởi kiện để yêu cầu phân chia lại di sản thừa kế.

Cơ chế giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Khái niệm hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa những người có quyền thừa kế quyền sử dụng đất nhằm hạn chế, chấm dứt các xích mích, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất ý chí bằng việc các bên thương lượng hoặc qua một bên thứ ba trung gian.

Hình thức hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất gồm có 2 hình thức: tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở theo quy định tại khoản 1 điều 202 và hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 2 điều 202 Luật Đất đai 2013.

  • Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Hình thức tự hòa giải không bắt buộc các bên trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện.
  • Hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã được quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”. Như vậy, nếu các bên tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
  • Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp; nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau (khởi kiện, đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết).

Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền; Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính;
  • Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ chuẩn bị khởi kiện thừa kế đất đai gồm:

  • Hồ sơ pháp lý người thừa kế: CMND/Hộ chiếu/CCCD; Giấy khai sinh (chứng minh quan hệ thừa kế); Sổ hộ khẩu;
  • Hồ sơ pháp lý thửa đất tranh chấp thừa kế: Sổ đỏ/sổ hồng/Bằng khoán/ Các tài liệu khác chứng minh tồn tại của đối tượng tranh chấp;
  • Di chúc (bản sao y chứng thực) trường hợp thừa kế theo di chúc;
  • Đơn khởi kiện.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.

Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền, trường hợp không có yếu tố nước ngoài thì Tòa án Quận, Huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015). Thời gian thụ lý là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn khởi kiện, thời gian chuẩn bị xét xử là 4-6 tháng kể từ ngày thụ lý.

Bước 3: Tòa án sẽ mời các bên hòa giải trong quá trình chuẩn bị xét xử.

Bước 4: Tòa sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm trong trường hợp hòa giải tại Tòa án không thành.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế quyền sử dụng đất yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản (tức quyền sử dụng đất) thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, tức người thừa kế đang định cư tại miếng đất đó. Trường hợp không có người thừa kế đang định cư tại miếng đất đó thì quyền sử dụng đất được giải quyết như sau:
  • Quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Quyền sử dụng đất thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Dịch vụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm,Công ty Luật Việt An sẵn sàng hỗ trợ quý khách trong mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Các dịch vụ Công ty Luật Việt An cung cấp bao gồm:

  • Tư vấn, thẩm định các điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Thay mặt đương sự nộp hồ sơ khởi kiện và tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Tham gia tố tụng bảo vệ đương sự tại phiên tòa các cấp;
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp

    Giải quyết tranh chấp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title