Lập dự án đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Trong quá trình lựa chọn đầu tư hoặc tìm kiếm, kiếm thu hút các nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư để tối đa hóa lợi ích thì việc lập dự án đầu tư là vô cùng quan trọng. Dự án đầu tư là cơ sở cung cấp thông tin về nhà đầu tư, các dự định mà nhà đầu tư sẽ tiến hành. Ngoài ra, dự án đầu tư còn là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư và là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án.Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng những tư vấn pháp lý khái quát về lập dự án đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.
Lập dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Lập dự án đầu tư là việc xây dựng và trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Căn cứ theo khoản 26 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì có thể hiểu lập dự án đầu tư gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng trường.
Ý nghĩa của việc lập dự án đầu tư đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Là tài liệu sơ bộ quan trọng để hưởng các chính sách ưu đãi từ các tổ chức và cơ quan của Nhà nước.
Là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định phê duyệt dự án, cấp phép đầu tư và xây dựng.
Là căn cứ pháp lý để tòa án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công
Theo Luật Đầu tư công năm 2019, thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công bao gồm:
Thủ tướng chính phủ;
Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án PPP
Người có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án PPP là Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trong ương và cơ quan khác; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công/dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước
Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư xây dụng là chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng hoặc thực hiện theo quy định pháp luật liên quan.
Lập dự án đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Việc lập dự án đầu tư xây dựng được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 52 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 thì:
Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định.
Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, cần lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng trong các trường hợp cụ thể:
Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
Đối với dự án không thuộc quy định trên, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;
Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng, trừ dự án PPP.
Dịch vụ lập dự án đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư của Luật Việt An
Theo phân tích ở trên, thủ tục lập dự án đầu tư tại Việt Nam gồm những nội dung:
Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có),
Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
Thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Trong đó việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có) và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là quan trọng nhất vì dự án đầu tư được biểu hiện ở 02 loại văn bản trên. Theo đề nghị từ Quý khách hàng, Luật Việt An sẽ hỗ trợ soạn thảo, đánh giá Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có) và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có)
Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án để chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án và lựa chọn phương án đầu tư thích hợp. Khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt An, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng soạn thảo, đánh giá Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:
Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
Quy mô dự án và hình thức đầu tư
Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công) được phân tích, đánh giá cụ thể
Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở
Lựa chọn các phương án xây dựng
Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi
Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án
Thành phần, cơ cấu của dự án được trình bày theo tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt, nhà đầu tư có thể tiến hành trực tiếp xây dựng hoặc thông qua bên dịch vụ pháp lý hỗ trợ xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Đây cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư. Luật Việt An sẽ hỗ trợ quý khách hàng soạn thảo, đánh giá nội dung của Báo cáo khả thi bao gồm:
Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư;
Mục tiêu đầu tư;
Địa điểm đầu tư;
Quy mô dự án;
Vốn đầu tư;
Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;
Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án;
Các hình thức quản lý dự án;
Hiệu quả đầu tư;
Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;
Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Trên đây là tư vấn về lập dự án đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn các quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!