Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thiết kế nhưng không rõ phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp. Trong bài viết này Luật Việt An sẽ trình bày các mã ngành có thể sử dụng cho kinh doanh dịch vụ thiết kế.
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020;
Luật Xây dựng 2014;
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
Kinh doanh dịch vụ thiết kế là gì?
Dịch vụ thiết kế là một hình thức kinh doanh cung cấp các dịch vụ và tài nguyên cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cho một thương hiệu hoặc một dự án. Trong mô hình này, người hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ, được gọi là “bên cung cấp dịch vụ” thường là các công ty thiết kế, cá nhân hoặc đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Các bên thuê dịch vụ, có thể là các thương hiệu, công ty, tổ chức hoặc cá nhân, có nhu cầu thiết kế sản phẩm, chẳng hạn như logo, banner quảng cáo, trang web, và nhiều thứ khác.
Ngoài ra, còn có một dịch vụ thiết kế chuyên môn đó là thiết kế xây dựng, đây được hiểu là hoạt động thiết kế cả các bản vẽ để phục vụ cho việc xây dựng. Dịch vụ này có thể bao gồm việc thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
Ngoài ra, đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước tiên, nhà đầu tư cần phải tiến hành thủ tục đăng ký Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam (IRC), bộ hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu như sau:
Văn bản đề nghị;
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu với nhà đầu tư cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý với nhà đầu tư tổ chức;
Đề xuất dự án đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/ Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp IRC (với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động);
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính;
Giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ nhà đầu tư nộp hồ sơ đến Sở kế hoạch và đầu tư và đợi giải quyết trong vòng 15 ngày.
Tiếp đó, để xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết kế, cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu như sau:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghệp;
Điều lệ công ty thiết kế (trường hợp thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không cần có điều lệ);
Bản sao căn cước công dân của người đứng đầu doanh nghiệp;
Danh sách cổ đông sáng lập (trong trường hợp là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (Nếu là công ty TNHH 2 thành viên);
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp (với trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài)
Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu là cổ chức) là thành viên doanh nghiệp;
Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An (trong trường hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Việt An);
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ như trên hách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
Nộp trực tuyến: Truy cập vào Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn sau đó nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đã chuẩn bị.
Nộp trực tiếp: Ngoài phương thức nộp trực tuyến như trên, quý khách hàng còn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Sau khi nhận hồ sơ, sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh dịch vụ thiết kế
Dịch vụ kinh doanh thiết kế bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như: Thiết kế xây dựng, thiết kế đồ hoạ, thiết kế website,…. Vì vậy, doanh nghiệp có thể dựa vào lĩnh vực mà doanh nghiệp mình hoạt để lựa chọn mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp. Dưới đây là một số mã ngành nghề đăng ký kinh doanh dịch vụ thiết kế:
Mã ngành
Tên ngành
7410
Hoạt động thiết kế chuyên dụng
1812
Dịch vụ liên quan đến in
Cụ thể: Thiết kế các sản phẩm in như bản phác thảo, maket, bản nháp
6202
Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
Cụ thể: Thiết kế các hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm máy tính và công nghệ giao tiếp
7110
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Cụ thể: Thiết kế máy móc và thiết bị, thiết kế và phác thảo công trình; lập kế hoạch phát triển đô thị và kiến trức cảnh quan
7310
Quảng cáo
Cụ thể: Thiết kế quảng cao trình diễn; thiết kế vị trí và hình thức thể hiện khác trên web
7110
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Cụ thể: Hoạt động kiến trúc; hoạt động đo đạc và bản đồ; hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước; hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác
Lưu ý khi sử dụng mã ngành 7410 – Hoạt động thiết kế chuyên dụng:
Mã ngành này bao gồm các hoạt động thiết kế như:
Thiết kế thời trang liên quan đến dệt, trang phục, giầy, đồ trang sức, đồ đạc và trang trí nộp thất khác, hàng hoá thời trang khác cũng như đồ dùng cá nhân và gia đình khác
Dịch vụ thiết kế đồ thị
Hoạt động trang trí nội thất
Các hoạt động thiết kế kiến trúc và kỹ thuật không được sử dụng nhóm 7410 mà phải sử dụng nhóm 7110.
Như vậy, các doanh nghiệp có thể dựa vào lĩnh vực thiết kế của doanh nghiệp mình để lựa chọn mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết kế
Đặt tên doanh nghiệp thiết kế sao cho đúng?
Khi đặt tên doanh nghiệp thiết kế, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể đặt tên phù hợp với loại hình, phương thức kinh doanh và hướng phát triển của mình của doanh nghiệp mình. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể đặt tên sao cho ấn tượng và mang đặc trực riêng của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên tên của doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các nguyên tắc sau:
Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt phải bao gồm 2 thành tố theo thứ tự sau: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Tên riêng phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, ccác chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Nếu đăng ký kinh doanh ngành nghề thiết kế nhưng không kinh doanh dịch vụ thiết kế mà kinh doanh dịch vụ khác có được không?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản có liên quan, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn kinh doanh các dịch vụ khác ngoài ngành nghề thiết kế đã kinh doanh thì cần phải sửa thông tin đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ khác ngoài dịch vụ thiết kế như trong đăng ký doanh nghiệp mà không tiến hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì theo quy định tại Điều 6 Nghị định 98/2022/NĐ-CP doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết kế thì doanh nghiệp cần làm gì tiếp theo?
Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần thực hiện thủ tục công bố thông tin doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở kế hạch đầu tư của Tỉnh/ thành phố với các bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và thanh toán phí theo quy định tại Bộ phận Tiếp nhận và giao trả hồ sơ;
Bước 2: Doanh nghiệp lưu giữ Giấy biên nhận, Biên lai thu phí để làm căn cứ chứng minh việc đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định;
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hoặc doanh nghiệp có thể tiến hành thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết kế xây dựng, sau khi hoàn thành các thủ tục nêu trên, để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động thì cần tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động công ty thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 86, 87 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Quý khách hàng có nhu cầu pháp luật liên quan đến pháp luật doanh nghiệp, pháp luật thương mại, đăng ký kinh doanh, thành lập công ty xin vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!