Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn

Cả loại hình công ty cổ phần lẫn công ty TNHH đều là các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Vì thế mà nhiều chủ thể đã đặt ra thắc mắc rằng loại hình nào tốt hơn loại hình nào và nên thành lập công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Để trả lời cho câu hỏi này, công ty Luật Việt An sẽ đưa ra bài viết dưới đây.

Công ty - Doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.

Nên lựa chọn công ty cổ phần và công ty TNHH

Điểm khác biệt giữa công ty cổ phần và công ty TNHH

Trước khi đi trả lời cho câu hỏi nên thành lập công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, quý khách cần có một cái nhìn tổng quan nhất về sự khác nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp doanh nghiệp này. Chính vì thế, Luật Việt An sẽ đưa ra một số tiêu chí sau đây để chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại hình này:

  • Số lượng thành viên trong công ty;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty;
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ của công ty;
  • Điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần;
  • Quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
STT Tiêu chí Công ty TNHH Công ty cổ phần
   1 Số lượng thành viên trong công ty Công ty TNHH một thành viên: Chỉ có một thành viên duy nhất.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tối thiểu 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế tối đa số cổ đông.
   2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Cơ cấu của công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:

Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Đây cũng là mô hình của công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu).

Hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Một trong hai mô hình sau:

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Mô hình này có thể không bắt buộc phải có Ban kiểm soát, nếu công ty có ít hơn 11 cổ đông, và các cổ đông này là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty;

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Với mô hình này, Hội đồng quản trị phải có ít nhất 20 % thành viên độc lập và phải có Ban kiểm toán nội bộ.

   3 Người đại diện theo pháp luật của công ty Phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH là:

Chủ tịch Hội đồng thành viên;

Chủ tịch công ty (Chỉ áp dụng đối với loại hình công ty TNHH một thành viên);

Hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu như Điều lệ của công ty không có quy định.

Có ba trường hợp có thể xảy ra:

Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện sẽ hoặc là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật thì cả Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Điều lệ công ty không quy định thì người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

   4 Tăng, giảm vốn điều lệ Công ty TNHH tăng vốn điều lệ khi:

Tăng phần vốn góp của thành viên/ Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm;

Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Công ty TNHH giảm vốn điều lệ khi:

Hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên/chủ sở hữu công ty theo tỉ lệ phần vốn góp của họ;

Hoặc công ty mua lại phần vốn góp của các thành viên (Chỉ áp dụng đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);

Vốn điều lệ không được các thành viên/chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Công ty cổ phần tăng vốn điều lệ khi:

Công ty chào bán thêm cổ phần;

Hoặc cổ đông của công ty đóng góp thêm vốn.

Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ khi:

Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông;

Hoặc việc giảm vốn điều lệ là hệ quả pháp lý của hoạt động mua lại cổ phần;

Hoặc vốn điều lệ không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

   5 Điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình, nhưng phải tuân theo các điều kiện nhất định dưới đây:

Thành viên có thể chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại trong công ty nhưng việc chào bán này phải theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của của các thành viên còn lại trong công ty với điều kiện chào bán như nhau.

Sau 30 ngày kể từ ngày chào bán, thành viên có thể chuyển nhượng cho người không phải thành viên trong công ty với cùng điều kiện chào bán như chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty, nếu các thành viên này không mua hoặc không mua hết trước thời hạn trên.

Nếu công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại, thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp đó cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.

Cổ đông của công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp:

Việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần được quy định trong Điều lệ công ty.

Trong vòng 03 năm đầu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chỉ khi Đại hội đồng cổ đông đồng ý thì việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông giữa cổ đông sáng lập và người không phải cổ đông sáng lập mới được diễn ra.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông không được chuyển nhượng cho người khác.

   6 Quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu Công ty TNHH không được phát hành cổ phần (nếu muốn phát hành thì phải chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần), nhưng có thể phát hành trái phiếu (việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật). Công ty cổ phần được phép phát hành cả cổ phiếu, lẫn trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Sau khi đã tìm hiểu được sự khác biệt giữa công ty cổ phần và công ty TNHH, thì công ty Luật Việt An sẽ rút ra một số ưu điểm, cũng như nhược điểm nhất định của hai loại hình doanh nghiệp này, để quý khách hàng có thể nhìn nhận xem liệu loại hình doanh nghiệp nào sẽ nổi trội hơn loại hình doanh nghiệp còn lại.

Ưu, nhược điểm của công ty cổ phần

Ưu điểm của công ty cổ phần
  • Có tính hoàn thiện cao về vốn, cũng như về tổ chức công ty.
  • Có thể huy động được lượng lớn nguồn vốn, bởi sự đa dạng trong các hình thức huy động vốn, đặc biệt là thông qua thị trường chứng khoán.
  • Các cổ đông phân chia cổ phần với nhau, do đó rủi ro cũng sẽ được chia sẻ giữa các cổ đông.
Nhược điểm của công ty cổ phần
  • Có khả năng tạo ra bè phái để phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông.
  • Khó khăn cho chủ nợ khi đòi nợ, bởi việc có nhiều cổ đông tương đương với việc có nhiều “con nợ” và không phải cổ đông cũng chịu trả phần nợ của mình cho công ty.
  • So với công ty TNHH, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần phức tạp hơn.

Ưu, nhược điểm của công ty TNHH

Ưu điểm của công ty TNHH

  • Việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp vì ít thành viên hơn công ty cổ phần.
  • Chỉ chịu TNHH trong phạm vi phần vốn góp nên hạn chế được rủi ro.
Nhược điểm của công ty TNHH
  • Hạn chế trong việc huy động vốn hơn so với công ty cổ phần.
  • Hạn chế về số lượng thành viên tham gia. Nếu không đủ số lượng thành viên tối thiểu hoặc vượt quá số lượng thành viên tối đa thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Nên lựa chọn công ty cổ phần hay công ty TNHH

Công ty cổ phần và công ty TNHH không chỉ có những đặc điểm khác biệt mà mỗi loại hình doanh nghiệp cũng sở hữu cho mình những ưu nhược điểm nhất định. Chính vì thế, quý khách nên tùy thuộc vào nhu cầu của mình mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Chẳng hạn, liên quan đến vấn đề số lượng thành viên trong công ty, nếu quý khách hàng muốn công ty của mình có trên 50 thành viên thì nên lựa chọn loại hình công ty cổ phẩn. Và ngược lại, nếu quý khách hàng chỉ muốn thành lập công ty dưới 50 thành viên thì nên chọn công ty TNHH.

Hay như liên quan đến vấn đề phát hành cổ phần, nếu quý khách hàng muốn công ty của mình có thể có quyền phát hành cổ phần thì quý khách hàng nên lựa chọn công ty cổ phần để đáp ứng được nhu cầu của mình. Còn trong trường hợp mà quý khách hàng chỉ muốn phát hành trái phiếu mà không muốn phát hành cổ phần thì quý khách hàng nên thành lập công ty TNHH.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc nên lựa chọn loại hình công ty cổ phần hay công ty TNHH không chỉ dựa vào mỗi như cầu của doanh nghiệp được mà còn phải phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề khác như vốn thành lập doanh nghiệp, tình hình thị trường và vấn đề nhân sự,…

Chính vì thế, trước khi tiến hành lựa chọn loại hình doanh nghiệp, quý khách hàng nên tìm đến sự trợ giúp từ các chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm và có năng lực như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của công ty Luật Việt An để được hỗ trợ một cách thích hợp nhất.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về nên thành lập công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title