Ngành nghề kinh doanh không được thành lập công ty có vốn nước ngoài

Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, việc quản lý và điều chỉnh vốn đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng. Tại Việt Nam, mặc dù đã có sự mở cửa và thu hút đầu tư từ nước ngoài, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ngành nghề không được phép thành lập công ty với vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật. Những hạn chế này nhằm bảo vệ lợi ích và sự phát triển bền vững của các ngành nghề trọng điểm, bảo đảm an ninh an toàn trật tự xã hội đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ giới thiệu về các ngành nghề kinh doanh không được thành lập công ty có vốn nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành.

Thành lập công ty năm 2024

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.
  • Nghị định 94/2017/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.

Quy định về ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp được quy định trong Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

  • Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
  • Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Danh mục này được cụ thể hóa tại Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư số 31/2021/NĐ-CP. Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng có quy định:

  1. Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
  2. Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định này.”

Theo đó, đối với các ngành nghề được quy định tại Danh mục tại Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư không được thành lập công ty có vốn nước ngoài để kinh doanh dịch vụ liên quan. Đây là ngoại lệ cứng được áp dụng sau khi các nhà đầu tư xem xét đánh giá các điều kiện tiếp cận thị trường được cam kết trong WTO, CPTPP, EVFTA hay các hiệp định thương mại đầu tư quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

Danh mục các ngành nghề kinh doanh không được thành lập công ty có vốn nước ngoài

Mục A Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định 25 ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

  1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.
  2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.
  3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.
  4. Dịch vụ điều tra và an ninh.
  5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.
  6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
  8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.
  9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận).
  10. Dịch vụ nổ mìn.
  11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
  13. Dịch vụ bưu chính công ích.
  14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
  15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
  17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
  18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
  19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.
    • a) Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải;
    • b) Dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải;
    • c) Dịch vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
    • d) Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.
  20. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng;dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.
    • a) Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện);
    • b) Dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải;
    • c) Dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển;
    • d) Dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển;
    • e) Dịch vụ đăng kiểm tàu cá.
  21. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp).
  22. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
  23. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại

Tại nhóm ngành nghề thứ nhất có đề cập tới hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước. Danh mục này được quy định tại Nghị định 94/2017/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại. Theo đó, Phụ lục Nghị định liệt kê 20 Hàng hóa/ dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước, bao gồm:

  1. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
  2. Sản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp;
  3. Sản xuất vàng miếng;
  4. Xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng;
  5. Phát hành xổ số kiến thiết;
  6. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế);
  7. Quản lý, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục dự trữ quốc gia;
  8. In, đúc tiền;
  9. Phát hành tem bưu chính Việt Nam;
  10. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa;
  11. Tuyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia; Xây dựng và vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạ nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội;
  12. Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải (Vận hành hệ thống đèn biển; Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng);
  13. Quản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải dịch vụ công ích thông tin duyên hải;
  14. Bảo đảm hoạt động bay (Dịch vụ không lưu; Dịch vụ thông báo tin tức hàng không; Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn);
  15. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
  16. Quản lý, khai thác trong trường hợp giao kế hoạch hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biển;
  17. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường);
  18. Xuất bản xuất bản phẩm (không bao gồm hoạt động in và phát hành);
  19. Quản lý, duy trì, khai thác mạng bưu chính công cộng;
  20. Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.

Trên đây là một số quy định pháp luật hiện hành liên quan đến Ngành nghề kinh doanh không được thành lập công ty có vốn nước ngoài. Quý khách có nhu cầu tư vấn phương án đầu tư, thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title