Việt Nam, với những chính sách mở cửa tích cực, cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn nhân lực lao động dồi dào đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường nội địa rộng lớn, cùng với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Tuy nhiên để thành lập công ty FDI và đưa công ty FDI vào hoạt động cần tuân phủ pháp luật Việt Nam và xin cấp giấy chứng nhận cần thiết bao gồm giấy IRC, ERC và BRC. Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng sơ bộ thông tin về các nội dung được ghi nhận trên các loại giấy chứng nhận qua bài viết dưới đây.
Khái quát chung về IRC
IRC là gì?
IRC là viết tắt của Investment Registration Certificate, dịch sang tiếng Việt là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là một loại giấy tờ chứng nhận pháp lý quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
Ý nghĩa của IRC
Xác nhận dự án đầu tư: IRC là bằng chứng chứng minh rằng dự án đầu tư của nhà đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và đăng ký.
Quyền lợi và nghĩa vụ: IRC quy định rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư, đồng thời xác định các điều kiện và hạn chế mà nhà đầu tư phải tuân thủ.
Cơ sở pháp lý: IRC là cơ sở pháp lý để nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, như:
Mua sắm tài sản
Thuê nhân lực
Mở tài khoản ngân hàng
Tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế tại Việt Nam
Nội dung ghi nhận trên giấy IRC
Theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020, nội dung ghi nhận trên giấy IRC bao gồm những thông tin sau:
Tên dự án đầu tư.
Nhà đầu tư.
Mã số dự án đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Khái quát chung về ERC
ERC là gì?
ERC là viết tắt của Enterprise Registration Certificate, dịch sang tiếng Việt là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là một giấy tờ chứng nhận pháp lý quan trọng mà mọi doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đều phải có để được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Ý nghĩa của ERC
Xác nhận tư cách pháp nhân: ERC chứng minh rằng doanh nghiệp đã được nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động kinh doanh.
Cơ sở pháp lý: ERC là căn cứ pháp lý để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch, ký kết hợp đồng.
Quyền lợi và nghĩa vụ: ERC quy định rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội.
Nội dung ghi nhận trên ERC
Theo Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020, nội dung được ghi nhận trên ERC bao gồm các thông tin sau:
Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Khái quát chung về BRC
BRC là gì?
BRC là viết tắt của Business Registration Certificate, dịch sang tiếng Việt là Giấy phép đăng ký kinh doanh cho công ty FDI (hay còn gọi là giấy phép con). Giấy phép đăng ký kinh doanh cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện một số hoạt động kinh doanh có điều kiện nhất định tại Việt Nam ví dụ giấy phép bán lẻ hàng hóa, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…. BRC được cấp sau khi doanh nghiệp đã có ERC và IRC. BRC chỉ cho phép doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh được đăng ký trên giấy phép
Ý nghĩa của BRC
Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện: BRC chứng minh rằng doanh nghiệp đã được nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Cơ sở pháp lý: BRC là căn cứ pháp lý để doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như cung cấp dịch vụ lữ hành, giấy phép bán lẻ hàng hóa hoặc giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống.
Quyền lợi và nghĩa vụ: BRC quy định rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó.
Nội dung ghi nhận trên BRC
Tùy vào giấy phép con mà doanh nghiệp xin cấp sẽ có nội dung khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện các thông tin như sau:
Tên doanh nghiệp
Mã số doanh nghiệp
Địa chỉ trụ sở chính
Lĩnh vực và Phạm vi kinh doanh doanh nghiệp được phép thực hiện
Bảng phân loại chi tiết IRC, ERC và BRC
Tiêu chí phân loại
IRC
ERC
BRC
Khái niệm
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Chứng nhận pháp lý quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Chứng nhận pháp lý quan trọng mà mọi doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đều phải có để được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
– Giấy phép đăng ký kinh doanh (hay còn gọi là giấy phép con)
– Chứng nhận thực hiện một số hoạt động kinh doanh có điều kiện nhất định tại Việt Nam
Quyền lợi và nghĩa vụ
Quy định rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư
Quy định rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội.
Quy định rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó