Phân biệt hòa giải thương mại và hòa giải trong tố tụng

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do các bên tranh chấp cùng chấp nhận hoặc chỉ định. Người thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ cho các bên tranh chấp nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp để giải quyết những mâu thuẫn đã phát sinh. Vậy hòa giải thương mại và hòa giải trong tố tụng có gì khác nhau? Sau đây Luật Việt An sẽ phân biệt hòa giải thương mại và hòa giải trong tố tụng theo quy định pháp luật.

Hòa giải

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
  • Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.

Khái quát về hòa giải thương mại và hòa giải trong tố tụng

Hòa giải thương mại là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại bao gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Hòa giải trong tố tụng là gì?

Theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hòa giải trong tố tụng dân sự được hiểu là việc Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Người hòa giải là thẩm phán phụ trách giải quyết tranh chấp. Khi các bên đạt được sự thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp, Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành (theo Điều 213 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).

Hòa giải thương mại và hòa giải trong tố tụng có điểm giống nhau là đều được tiến hành bởi bên thứ ba là trung gian hòa giải, hỗ trợ các bên tìm ra phương án giải quyết tranh chấp phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên hai hình thức hòa giải này có những sự khác biệt nhất định.

Phân biệt hòa giải thương mại và hòa giải trong tố tụng

  Hòa giải thương mại Hòa giải trong tố tụng
Căn cứ pháp lý Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại.

 

Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Người hòa giải Người hòa giải là hòa giải viên thương mại. Hòa giải viên thương mại phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 7 Nghị đinh 22/2017/NĐ-CP. Người hòa giải là Thẩm phán phụ trách giải quyết tranh chấp khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên.
Phân loại ·       Hòa giải quy chế: hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định pháp luật và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó.

·       Hòa giải vụ việc: hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định pháp luật và thỏa thuận của các bên.

Hòa giải tại Tòa án: Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Điều kiện giải quyết Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải.

Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Một trong hai bên phải có đơn khởi kiện tại Tòa án và được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự.

 

Thời điểm hòa giải Được các bên tiến hành hòa giải trước khi đưa ra yêu cầu giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài. Hòa giải được tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Tính chất Không mang tính bắt buộc mà do các bên có thỏa thuận lựa chọn hòa giải. Theo đó, thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Hòa giải là thủ tục bắt buộc, trừ một số trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Kết quả hòa giải

 

Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Kết quả này được các bên tự nguyện thực hiện theo hòa giải. Chỉ khi các bên có yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thì quyết định kết quả hòa giải mới có cơ chế pháp lý trực tiếp thi hành. Sau khi các bên đạt được sự thỏa thuận thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận các bên.
Hiệu lực của kết quả hòa giải thành Các bên tự nguyện thi hành kết quả hòa giải thành. Nếu các bên có yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực pháp lý. Quyết định này có hiệu lực pháp thi hành ngay, không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Một số lưu ý

  • Trường hợp hòa giải thương mại nhưng không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là việc dân sự nên các bên cần tiến hành thủ tục theo yêu cầu giải quyết việc dân sự quy định từ Điều 416 đến Điều 419 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

Thủ tục công nhận hòa giải thành

Sau khi hòa giải thương mại thành, các bên có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Thủ tục này được tiến hành theo quy định tại Chương XXXIII Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu.

Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn

Thẩm phán được phân công xét đơn yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án trong thời gian 15 ngày kể từ ngày Toà án thụ lý đơn.

Bước 3: Tòa án mở phiên họp

Sau 15 ngày, Toà án ra quyết định mở phiên họp xét đơn. Thời hạn mở phiên họp là 10 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định mở phiên họp.

Bước 4: Ra quyết định công nhận

Ra quyết định công nhận khi đủ các điều kiện hoặc không công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án và gửi đến người tham gia hoà giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp. Việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án.

Dịch vụ tư vấn hòa giải của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại, hòa giải trong tố tụng;
  • Tiến hành tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp;
  • Soạn thảo văn bản, hồ sơ, tài liệu để có căn cứ giải quyết cũng như để nộp tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Đại diện theo ủy quyền, tiến hành các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Giải đáp các vấn đề về thi hành phán quyết cũng như sau khi hòa giải.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cũng như các phương thức khác, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO