Đặc trưng của hòa giải thương mại tại Việt Nam

Các tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu có nội dung tranh chấp là các hoạt động có mục tiêu sinh lợi. Do đó, tranh chấp kinh doanh thương mại nảy sinh chủ yếu giữa các chủ thể thực hiện các hoạt động có mục tiêu sinh lợi với nhau, mà cụ thể là chủ yếu giữa thương nhân với nhau hoặc ít nhất một bên chủ thể tranh chấp là thương nhân. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ trình bày những đặc trưng của hòa giải thương mại tại Việt Nam.

Hòa giải thương mại

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (“BLTTDS”);
  • Bộ luật Lao động 2019 (“BLLĐ”);
  • Luật Trọng tài thương mại 2010 (“LTTTM”);
  • Luật Hòa giải ở cơ sở 2013;
  • Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.

Hòa giải thương mại là gì?

Hòa giải là một thuật ngữ pháp lý không mới ở Việt Nam. Trước năm 2017, quy định về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải đã được ghi nhận ở cả pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết. Chẳng hạn như Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hòa giải, Điều 338 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về thương lượng trong giải quyết tranh chấp, Điều 14.1 Luật Đầu tư 2014 về hòa giải trong tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư. Ngoài ra, các Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định BIT Việt – Ấn, Việt – Lào cũng đều khuyến khích việc sử dụng các phương thức ADA trong đó có hòa giải.

Cùng với sự ra đời của Nghị định 22/2017/NĐ-CP, thuật ngữ “hòa giải thương mại” được quy định thống nhất và có khuôn khổ pháp lý xác định có phương thức hòa giải trong tranh chấp thương mại.

Có thể hiểu hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại độc lập. Theo đó, nội dung tranh chấp chủ yếu liên quan tới các hoạt động có mục tiêu sinh lợi. Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được diễn ra theo một trình tự thủ tục tự nguyện, bảo mật với sự tham gia của các bên tranh chấp và bên thứ ba trung lập (gọi là hòa giải viên thương mại) do các bên lựa chọn. Hòa giải viên thương mại trợ giúp các bên tranh chấp đạt được một sự đồng thuận trên cơ sở tự quyết (nguyên tắc party autonomy).

Phân biệt hòa giải thương mại với các hình thức hòa giải khác

Pháp luật Việt Nam không chỉ quy định phương thức hòa giải thương mại mà còn quy định về hòa giải trong tố tụng (phương thức tòa án và trọng tài), hòa giải cơ sở và hòa giải lao động. Để phân biệt 4 phương thức này, có thể dựa trên các tiêu chí sau:

  Căn cứ pháp lý Phạm vi áp dụng Tính bắt buộc Kết quả pháp lý
Hòa giải thương mại Nghị định 22/2017/NĐ-CP Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại;

Quy định tiêu chuẩn hòa giải viên.

Không, theo thỏa thuận của các bên Biên bản hòa giải thành có thể được công nhận thi hành tại Tòa án.
Hòa giải trong tố tụng BLTTDS 2015

LTTTM 2010

Tố tụng tòa án, trọng tài.

Quy định tiêu chuẩn hòa giải viên, hoặc người hòa giải chính là thẩm phán trong tố tụng tại tòa án.

Bắt buộc đối với tranh chấp dân sự (Điều 205 BLTTDS)

Không bắt buộc đối với tố tụng trọng tài (Điều 58 LTTTM)

Biên bản hòa giải thành được công nhận thành quyết định Tòa án hoặc phán quyết trọng tài và được thi hành theo pháp luật thi hành án dân sự
Hòa giải cơ sở Luật Hòa giải cơ sở 2013 Phạm vi địa lý (thôn, làng, tổ dân phố …)

Không quy định tiêu chuẩn hòa giải viên và thủ tục trình tự hòa giải.

Không bắt buộc, tiến hành linh hoạt theo nhu cầu các bên Biên bản hòa giải thành không có tính cưỡng chế thi hành.
Hòa giải lao động BLLĐ 2019 Tranh chấp lao động

Quy định tiêu chuẩn hòa giải viên (do chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm).

Một số tranh chấp bắt buộc trước khi kiện ra tòa án (Điều 188 BLLĐ) Biên bản hòa giải thành không có tính cưỡng chế thi hành.

Đặc trưng của hòa giải thương mại tại Việt Nam

  • Một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế (ADR), theo đó hòa giải đóng vai trò lựa chọn thay thế cho hình thức tố tụng tại tòa án – phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống theo quy định của pháp luật.
  • Có sự tham gia của bên trung gian, độc lập và trung lập, giúp các bên thỏa thuận về phương án giải quyết tranh chấp.
  • Các bên tự quyết định về thủ tục, lựa chọn hòa giải viên, xác lập kết quả thỏa thuận theo sự thiện chí, tự nguyện.
  • Kết quả hòa giải thành có giá trị ràng buộc các bên theo pháp luật dân sự nhưng không có tính cưỡng chế thi hành bởi quyền lực nhà nước.

Ưu điểm của hòa giải thương mại

STT Ưu điểm Hòa giải
1 Tính linh hoạt Thẩm quyền dựa trên thỏa thuận các bên.

Thời gian, địa điểm, thủ tục hòa giải theo thỏa thuận các bên nhằm tiết kiệm thời gian, công sức.

Không có quy định về kiểm chứng thông tin, chứng cứ hay xem xét về mặt thủ tục.

2 Tính thân thiện Không quy định cố định về ngôn ngữ, hành vi, ứng xử người tham gia buổi hòa giải.

Không khí thiện chí hợp tác, không mang tính đối tụng, tài phán.

3 Cách thức giải quyết Quá trình hòa giải tạo cơ hội cho các bên bày tỏ rõ quan điểm của mình, cũng như đưa ra phần trình bày, giải thích với bên còn lại.

Dung hòa lợi ích của các bên tranh chấp.

Các bên tự do đưa ra định hướng giải quyết hợp pháp.

Các bên là chủ thể trực tiếp tham gia soạn thảo biên bản hòa giải thành.

Các bên có quyền quyết định và biết kết quả hòa giải ngay tại buổi hòa giải.

4 Duy trì mối quan hệ các bên Kết quả dựa trên sự dung hòa lợi ích nên các bên đều được lợi, duy trì được quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài.
5 Tính bảo mật Phiên hòa giải được tổ chức kín, nội dung trao đổi được bảo mật với bên thứ ba và với chính bên còn lại trong trường hợp thông tin có được từ hình thức trao đổi kín giữa hòa giải viên và 1 bên.

Thông tin khi chưa được thỏa thuận đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định cưỡng chế của pháp luật thì không được tiết lộ bởi bất kỳ người nào tham gia giải quyết tranh chấp bằng hòa giải (Điều 4.2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP)

Về thời gian giải quyết tranh chấp

Vì thời gian hòa giải hầu hết chỉ diễn ra trong 01 ngày nên thời gian giải quyết tranh chấp nhanh chóng. Khi lựa chọn hòa giải thương mại, các bên sẽ hạn chế được nguy cơ bị gián đoạn kinh doanh như các quy trình tố tụng như trọng tài thương mại hay tòa án.

Về thủ tục, quy trình

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp theo một quy trình do các bên thỏa thuận hoặc theo quy tắc của một tổ chức hòa giải, hoặc theo quy định pháp luật. Khi đã xác lập được mối quan hệ ba bên bao gồm: các bên tranh chấp và bên hòa giải viên, hòa giải viên sẽ tiến hành hòa giải theo một quy trình nhất định với nguyên tắc các bên tự quyết, hòa giải viên chỉ là người hỗ trợ.

Thủ tục hòa giải có tính linh hoạt, không cứng nhắc như các thủ tục giải quyết tranh chấp mà các bên giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết như ở trọng tài và tòa án. Bên cạnh đó, do hòa giải thương mại không phải một quy trình tranh tụng có tính xét xử, nên mô hình này đáp ứng được nhu cầu về việc giải quyết tranh chấp một cách thân thiện. Thái độ hợp tác giữa các bên, sự thân thiện và linh hoạt trong quy trình hòa giải sẽ quyết định mức độ thành công của một vụ việc hòa giải thương mại.

Về mức độ bảo mật

Hòa giải thương mại cũng là một quy trình có tính bảo mật. Tương tư như trọng tài, vụ việc hòa giải cũng được giải quyết không công khai để đảm bảo thông tin của các bên trong quan hệ kinh doanh, thương mại. Xét về cấp độ bảo mật, hòa giải thương mại có quy trình bảo mật cao hơn so với trọng tài thương mại. Bởi trong hòa giải thương mại, hòa giải viên còn có thể phải giữ bí mật các nội dung thông tin về bên tranh chấp này với bên tranh chấp kia. Trong khi đó, trong quan hệ trọng tài thương mại thì phiên giải quyết tranh chấp cần phải được công khai với các bên tranh chấp, nguyên tắc bí mật chỉ áp dụng với việc trọng tài không được tiết lộ thông tin vụ tranh chấp với bên thứ ba.

Nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại

  • Thứ nhất, các quy định pháp luật liên quan đến thời hiệu chưa thực sự rõ ràng đối với thời gian hòa giải.
  • Thứ hai, một bên có thể không thiện chí tham gia phiên hòa giải nhằm mục đích lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác, dẫn đến không thể giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
  • Thứ ba, hòa giải viên không được đưa ra quyết định ràng buộc hay áp đặt các bên khi giải quyết tranh chấp nên tranh chấp có thể kéo dài. Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp như trọng tài hay tòa án, mức độ tham gia vào vụ việc của hòa giải viên thương mại có sự hạn chế hơn so với thẩm phán hay trọng tài viên thương mại ở chỗ chỉ đưa ra các đề xuất mà không được đưa ra một phán quyết mang tính áp đặt các bên.
  • Thứ tư, biên bản hòa giải thành không có tính cưỡng chế nhà nước.
  • Thứ năm, khả năng Tòa án có thể không công nhận thỏa thuận hòa giải thành. Trường hợp hòa giải thành (một phần hoặc toàn bộ các tranh chấp đã phát sinh), các bên tự nguyện thi hành thỏa thuận đó theo quy định pháp luật dân sự (Khoản 1 Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Bên cạnh đó, các bên cũng có thể thực hiện thủ tục yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định pháp luật tố tụng dân sự (Điều 16 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Về bản chất, việc tòa án có công nhận kết quả hòa giải hay không, không dẫn đến việc thỏa thuận hòa giải bị hủy hay các bên không được phép thi hành thỏa thuận này. Mà việc yêu cầu tòa công nhận thỏa thuận hòa giải để thỏa thuận này có giá trị thi hành bắt buộc, được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp của Luật Việt An

  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất với tranh chấp của khách hàng;
  • Tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại;
  • Soạn thảo hồ sơ quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia phiên hòa giải thương mại;
  • Tư vấn pháp luật khác liên quan đến giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.

Trên đây là bài viết về đặc trưng của hòa giải thương mại tại Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp

    Giải quyết tranh chấp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO