Quy định về việc trả lương theo giờ

Trả lương theo giờ là một trong những hình thức trả lương khá phổ biến, nhất là đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên làm thêm giờ, làm việc bán thời gian. Đồng thời, đây cũng là một hình thức trả lương được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Để tìm hiểu chi tiết các quy định về việc trả lương theo giờ, mời Quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Việt An. 

Thế nào là trả lương theo giờ?

Trả lương theo giờ là việc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động dựa trên số giờ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định (một tuần, 01 tháng, 01 quý, …). Trên thực tế, việc trả lương theo giờ thường được áp dụng cho những công việc tạm thời hoặc làm theo ca.  

Quy định về việc trả lương theo giờ

Quy định về việc trả lương theo giờ chủ yếu được đề cập tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó có những nội dung cơ bản như sau: 

Mức lương theo giờ tối thiểu hiện nay

Mức lương theo giờ tối thiểu

Theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu đối với người lao động hưởng lương theo giờ được xác định theo từng vùng, cụ thể như sau: 

  • Vùng I: 23.800 đồng/ giờ;
  • Vùng II: 21.200 đồng/ giờ;
  • Vùng III: 18.600 đồng/giờ; 
  • Vùng IV: 16.600 đồng/ giờ.

Như vậy, có thể thấy mức lương tối thiểu (theo giờ) mà người lao động được hưởng tại Thành phố Hà Nội (trừ huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức – vùng II) và Thành phố Hồ Chí Minh (trừ huyện Cần Giờ) là 23.800 đồng/giờ.

Đối với người sử dụng lao động trả lương theo giờ với mức thấp hơn mức lương tối thiểu nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tối đa có thể lên đến 75 triệu đồng. Cụ thể như sau: 

  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra, khi bị xử phạt, người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. 

Kỳ hạn trả lương theo giờ

Căn cứ Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, đối với người lao động hưởng lương theo giờ, người sử dụng lao động phải trả lương ngay sau giờ làm hoặc trả gộp (theo thoả thuận của các bên. Trong trường hợp trả gộp thì phải đảm bảo không quá 15 ngày được trả gộp 01 lần. 

Ngoài ra, tại điều luật này còn quy định rằng, trong trường hợp người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương (trừ trường hợp trả chậm vì lý do khách quan). 

Như vậy, nghĩa vụ trả lãi chỉ phát sinh khi người sử dụng lao động chậm trả lương từ 15 ngày trở lên. Vì vậy, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp dù người lao động được hưởng lương theo giờ nhưng các bên vẫn thoả thuận về việc trả lương theo chu lỳ 01 tháng/lần. 

Cách tính tiền lương làm thêm giờ khi hưởng lương theo giờ

Cách tính tiền lương làm thêm giờ khi hưởng lương theo giờ

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động hưởng lương theo giờ được xác định như sau: 

  • Tiền lương làm thêm vào ban ngày (tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm): 
    • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
    • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
    • Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
  • Tiền lương làm việc vào ban đêm: Ít nhất bằng30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
  • Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm: Ngoài tiền lương làm thêm vào ban ngày và tiền lương làm việc vào ban đêm thì người lao động được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Trong đó, 

Tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường được tính theo công thức sau: 

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày bình thường = Tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ
Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

  • Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
  • Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;
  • Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

Hưởng lương theo giờ có được đóng Bảo hiểm xã hội không?

Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo quy định tại Điều luật này thì pháp luật không có sự phân biệt về hình thức nhận lương của chủ thể. Chính vì vậy, chỉ cần cá nhân thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật, dù được hưởng lương theo giờ thì vẫn được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Tuy nhiện, trên thực tế, nhưng trên đã đề cập, hình thức trả lương theo giờ thường được áp dụng đối với các đối tượng là người làm việc bán thời gian hoặc làm việc trong thời gian ngắn khoảng một vài tháng. Chính vì vậy, hầu hết các trường hợp này, các bên đều không ký kết hợp đồng lao động và đương nhiên là không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.  

Trên đây là một số nội dung pháp lý cơ bản có liên quan đến các quy định về việc trả lương theo giờ. Quý khách hàng còn vướng mắc hoặc có yêu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ tới Luật Việt An để được hộ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO