Quy trình xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt hành chính là biện pháp của cơ quan nhà nước để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Có nhiều hình thức xử lý hành chính khác nhau, mỗi hình thức đều có những căn cứ pháp lý riêng biệt yêu cầu người áp dụng phải tuân theo một cách chặt chẽ để tránh hành vi lạm dụng quyền hạn gây phiền toái cho người dân và tổ chức. Chính vì lẽ đó thông qua bài viết này, Luật Việt An sẽ làm rõ cho quý khách quy trình xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Khái quát về xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
  • Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
  • Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Cảnh cáo

  • Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất vì nó không tước bỏ hoặc hạn chế bất cứ quyền lợi nào của người bị kết án mà chỉ lên án về tinh thần đối với họ.
  • Ví dụ như hành vi chăn dắt súc vật ở mái đường,; buộc súc vật vào hàng rào hàng cây hai bên đường hoặc cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 – 100.000

Phạt tiền

  • Phạt tiền trong lĩnh vực hành chính là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính, không bị tính là có án tích và hành vi vi phạm bị xử phạt cũng không bị xem là tội phạm
  • Ví dụ: hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hướng xấu đến an ning, trật tự có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

  • Ví dụ: Luật sư thành lập hoặc tham gia từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư từ 01-03 tháng

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính)

  • Ví dụ: Chủ xe tự ý cắt, hàn đọc lại số khung, số máy, đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông có thể bị tịch thu phương tiện

Trục xuất

  • Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Ví dụ : Cá nhân nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nếu tham gia phản động, chống phá Đảng và Nhà nước có thể bị áp dụng hình phạt trục xuất

Trường hợp được miễn, giảm vi phạm hành chính

Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền

Căn cứ tại Điều 76 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) bao gồm những trường hợp:

  • Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
  • Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt

  • Đã được giảm một phần tiền phạt theo trường hợp 1 mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
  • Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt

  • Đã được giảm một phần tiền phạt theo trường hợp 1 hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
  • Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt

  • Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
  • Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt

  • Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
  • Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính

Bước 1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính

  • Chủ thể được áp dụng: chủ thể bị xâm phạm quyền và lợi ích hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Hình thức: lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản

Bước 2. Lập biên bản vi phạm hành chính

  • Chủ thể thực hiện: chủ thể có thẩm quyền đang thi hành công vụ
  • Thời hạn lập biên bản: 02-05 ngày

Bước 3. Tiến hành xác minh tình tiết vi phạm

  • Chủ thể thực hiện: người có thẩm quyền xử phạt
  • Xác minh một số nội dung như: tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; xác minh có vi phạm hành chính hay không; xác minh nhân thân, thông tin của người vi phạm

Bước 4. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  • Thời hạn ra quyết định xử phạt: trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản xử phạt hành chính
  • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: 01 năm kể từ ngày ra quyết định

Bước 5. Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn: 02 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã lập biên bản

Bước 6. Thi hành quyết định xử phạt hành chính

Thời gian tổ chức thực hiện: 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt

Bước 7. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

  • Trường hợp sử dụng: cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện hoàn trả hoặc chấp hành quyết định xử phạt
  • Thẩm quyền ra quyết định: Người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định xử phạt
  • Thời hiệu cưỡng chế: tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt.

Lưu ý quy trình xử phạt vi phạm hành chính

Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt

  • Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
  • Trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
  • Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
  • Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. Nếu văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
  • Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảng thời gian có nhiều nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có hiệu lực, mà không xác định được nghị định để áp dụng theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

  • Nếu hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để xử phạt;
  • Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.

Tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần

  • Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
  • Căn cứ Điều 3 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì một hành vi hành chính chỉ bị xử phạt một lần

Mức phạt đối với cá nhân, tổ chức

  • Căn cứ Điều 23 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì xử phạt hành chính từ 50.000-1.000.000.000 đối với cá nhân, từ 100.000-2.000.000.000 đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
  • Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt cho từng hành vi cụ thể căn cứ Điều 52 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012

Biên bản vi phạm hành chính

Không lập birn bản phạt hành chính trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đối với cá nhân, 500.000 đối với tổ chức

Biên bản xử phạt hành chính phải được lập tại nơi xảy ra vi phạm hành chính. Nội dung chủ yếu của biên bản phải bao gồm: Thời gian, địa điểm lập biên bản; Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm; Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại; Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; Quyền và thời hạn giải trình.

Thủ tục nộp tiền phạt

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt phải nộp 1 lần trường hợp không đủ điều kiện thì được nộp nhiều lần.
  • Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày có quyết định xử phạt, số tiền nộp phạt tối đa không quá 03 lần.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về Quy trình xử phạt vi phạm hành chính. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến quy trình xử phạt vi phạm hành chính, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO