Quyền được bồi thường khi bắt oan

Trong quá trình điều tra, xét xử do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nên vẫn còn tồn tại những oan sai. Người bị oan sai được quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường cho những tổn hại về tinh thần và vật chất mà mình phải chịu. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày những nội dung pháp lý có liên quan đến quyền được bồi thường khi bị bắt oan.

Phán quyết

Cơ sở pháp lý

  • Hiến pháp Việt Nam năm 2013;
  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
  • Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017.

Bắt oan là gì?

Bắt oan là bắt người không có căn cứ pháp luật, hoặc sau khi bắt không thể buộc tội người bị bắt. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được bắt người khi có những căn cứ được pháp luật quy định.

Theo Điều 31 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo đó người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.

Ai có quyền yêu cầu bồi thường và ai có nghĩa vụ bồi thường trong vụ án bị oan sai?

Ai có quyền yêu cầu bồi thường

Theo Điều 31 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định những người có quyền được Nhà nước bồi thường như sau:

  • Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra;
  • Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

Ai có nghĩa vụ bồi thường

Khoản 3 Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Chương IV Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 bao gồm:

  • Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát;
  • Tòa án;
  • Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự.

Lưu ý: Việc bồi thường vụ án bị oan sai sẽ phải căn cứ việc oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn nào thì cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường

Quyền của người yêu cầu bồi thường

Theo Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 quy định người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có quyền sau đây:

  • Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật nàygiải quyết yêu cầu bồi thường và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật;
  • Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;
  • Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường;
  • Ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường

Cũng tại Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 quy định người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình;
  • Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường;
  • Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định tại Luật này và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu yêu cầu bồi thường

Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 quy định thời hiệu yêu cầu bồi thường là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.

Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.

Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự

Theo Điều 20 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 quy định về Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Thi hành án tử hình đối với người thuộc trường hợp không bị thi hành án tử hình quy định tại Bộ luật Hình sự;
  • Giam người bị kết án phạt tù quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án.

Cũng tại Điều 20 Luật này quy định không thực hiện một trong các quyết định sau đây:

  • Hoãn thi hành án của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
  • Tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
  • Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
  • Tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
  • Đặc xá của Chủ tịch nước đối với người bị kết án phạt tù được đặc xá;
  • Đại xá của Quốc hội đối với người bị kết án được đại xá.

Các trường hợp được Nhà nước bồi thường

Theo Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

  • Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sựvà người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
  • Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
  • Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
  • Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
  • Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;
  • Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
  • Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại.

Dịch vụ tư vấn quyền được bồi thường khi bắt oan của Luật Việt An

  • Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến quyền được bồi thường khi bị bắt oan;
  • Hướng dẫn các thủ tục yêu cầu bồi thường khi bị bắt oan;
  • Đại diện khách hàng tham gia quá trình tố tụng hình sự.

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu về mặt pháp lý liên quan đến quyền được bồi thường khi bắt oan, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO