Thẩm quyền của trọng tài thương mại

Một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh ngoài khuôn khổ tòa án phổ biến nhất hiện nay là trọng tài thương mại. Bên cạnh Tòa án, với tính chất phức tạp của tranh chấp thương mại, phần lớn các bên thường lựa chọn đưa tranh chấp của mình ra trọng tài để giải quyết bởi tính linh hoạt và hiệu quả cao. Song phương thức này vẫn còn đang phát triển tại Việt Nam, vấn đề về thẩm quyền của trọng tài thương mại cũng là một vấn đề quan trọng các bên tranh chấp trước khi có thỏa thuận trọng tài cần nắm rõ.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Mẫu UNCITRAL;
  • Công ước New York 1958;
  • Luật Trọng tài thương mại 2010;
  • Luật Đầu tư 2020.

Loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại

Theo pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, qua các giai đoạn, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài ngày càng được mở rộng nhằm tạo hành lang pháp lí rộng rãi hơn cho trọng tài thương mại phát triển, trở thành phương thức giải quyết tranh chấp hỗ trợ cho tòa án.

Trải qua những lần sửa đổi trước về thẩm quyền của trọng tài, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được ban hành và mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại ngoài các tranh chấp liên quan đến các hoạt động thương mại mà còn các tranh chấp khác. Quy định này được cụ thể tại Điều 2, bao gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất có một bên có hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết tại trọng tài.

Tuy nhiên, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không giải thích khái niệm “hoạt động thương mại”, do đó, mọi hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005 (Khoản 1 Điều 3), Bố luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 30) đều nằm trong khái niệm “hoạt động thương mại” của Luật trọng tài thương mại.

Trên thực tế, tranh chấp giữa các chủ thể trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại thường xảy ra giữa các cá nhân là người tiêu dùng và các công ty thương mại cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Theo quy định, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên nếu hai bên có thỏa thuận trọng tài. Tranh chấp giữa các bên trong trường hợp này phải liên quan đến hoạt động thương mại chứ không thể bao gồm các tranh chấp dân sự của một bên có hoạt động thương mại.

Với các tranh chấp khác giữa các bên mà trọng tài có thẩm quyền giải quyết không được quy định trực tiếp trong Luật Trọng tài thương mại mà ở trong các văn bản pháp luật khác. Đây là một điểm mới so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại theo quy định trong từng lĩnh vực như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng Hải, Luật Đầu tư….

Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư, tranh chấp giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư cũng có thể được đưa ra giải quyết bằng cơ chế trọng tài được quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư 2020. Trên thực tế, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước tiếp nhận đầu tư theo phương thức trọng tài được đề cập đến rất nhiều trong Hiệp định đầu tư quốc tế (song phương và đa phương).

Theo pháp luật quốc tế

Luật các quốc gia có thể quy định khác nhau về loại tranh chấp được đưa ra giải quyết bằng trọng tài. Luật Mẫu UNCITRAL không có quy định về vấn đề này, Công ước New York 1958 cũng không có quy định cụ thể, nhưng cho phép các quốc gia thành viên bảo lưu chỉ áp dụng Công ước cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại theo pháp luật của quốc gia đó (Điều 1, Điều 5), Việt Nam đã thực hiện bảo lưu điều này khi tham gia Công ước New York 1958.

Các Nhà nước tiếp nhận đầu tư ngày càng có xu hướng chấp nhận phương thức trọng tài thương mại nhằm khẳng định cam kết về một môi trường đầu tư lành mạnh, theo đó, trọng tài được lựa chọn có thể là trọng tài vụ việc (theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL) hoặc trọng tài quy chế. Hiện nay, Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư (ICSID), Phòng Thương mại quốc tế (ICC), Tòa trọng tài thường trực Stockholm (SCC) là các tòa trọng tài thường trực phổ biến trong việc giải quyết các khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến quốc gia sở tại.

Bảo vệ người tiêu dùng trong tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài

Để bảo vệ người tiêu dùng trong tranh chấp với chủ thể có hoạt động thương mại (thương nhân), Điều 17 Luật Trọng tài thương mại quy định về quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng, theo đó, đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.

Các bên thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • Trọng tài thương mại không có thẩm quyền đương nhiên mà trọng tài chỉ được giải quyết vụ tranh chấp khi có sự thỏa thuận của các bên bằng một văn bản gọi là “thỏa thuận trọng tài”.
  • Khái niệm này đã được quy định trong Điều 7 Luật Mẫu UNCITRAL. Tại Việt Nam, Luật Trọng tài thương mại đưa ra khái niệm tại Khoản 2 Điều 3, theo đó, thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đã thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh, thỏa thuận trọng tài là điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
  • Ngoài ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ghi nhận trường hợp thỏa thuận trọng tài mặc nhiên, chẳng hạn, khi một bên gửi đơn kiện, giao tranh chấp cho trọng tài và bên kia vẫn theo kiện, không phản đối thẩm quyền của trọng tài.

Hình thức của thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài có thể được lập thành văn bản hoặc các hình thức thư từ, telex, telegrams khác tùy thuộc vào luật trọng tài của các quốc gia và điều ước quốc tế. Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng đã mở rộng hình thức văn bản của thỏa thuận trọng tài tại Điều 16, gồm:

  • Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ti và những tài liệu tương tự khác;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Luật Trọng tài thương mại 2010 đã quy định các trường hợp Thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại Điều 18:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài quy định tại Điều 2;
  • Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Người xác lập của thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự;
  • Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này;
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu;
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Ngoài ra, để quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thuận lợi, cacsbeen có thể quy định luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ trọng tài, địa điểm trọng tài, giá trị của phán quyết, chi phí trọng tài,…

Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài

  • Đây là điểm cần lưu ý khi lựa chọn giải quyết bằng trọng tài: thỏa thuận trọng tài có tính độc lập với hợp đồng.
  • Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”.

Quý khách hàng có khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn giải quyết nhanh gọn, chính xác, hiệu quả nhất! 

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO