Xung đột vai trò trong trọng tài

Xung đột vai trò trong trọng tài (nghĩa theo Tiếng Anh là “double hatting”) là một trong những hiện tượng khá phổ biến khi một người vừa có vai trò là trọng tài viên, vừa có vai trò khác ở các vụ việc khác nhau trong cùng một thời điểm nhất định. Các tình huống trên vô hình trung làm dấy lên những nghi ngại, băn khoăn về khả năng hành xử độc lập, vô tư, khách quan của trọng tài viên hay những nguy cơ xung đột có thể xảy ra.

Cơ sở pháp lý liên quan

  • Luật Trọng tài thương mại 2010.
  • Quy tắc trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
  • Hướng dẫn của Hiệp hội Luật sư quốc tế (IBA) về xung đột lợi ích trong trọng tài quốc tế.

Khái niệm xung đột vai trò trong trọng tài

Hiện tại pháp luật trọng tài trên thế giới vẫn chưa có khái niệm chính thức về hiện tượng xung đột vai trò. Bài viết sẽ chia ra nghiên cứu theo hai hướng: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, xung đột vai trò trọng tài (tiếng Anh được gọi là “double hatting) là thuật ngữ dùng cho bối cảnh khi mà một chủ thể đồng thời hoặc trong một khoảng thời gian ngắn, vừa thực hiện hai hoặc nhiều vai trò khác nhau trong các vụ kiện trọng tài khác nhau.

Xung đột vai trò không chỉ giới hạn trong trường hợp một Trọng tài viên đồng thời là luật sư trong một vụ kiện khác mà còn bao hàm cả các vai trò khác như người làm chứng, chuyên gia cố vấn hay hòa giải viên trong các quy trình giải quyết tranh chấp riêng biệt. Nói dễ hiểu hơn, là khi một người tại cùng một thời điểm nhất định, lúc thì có vai trò là một trọng tài viên ở một vụ kiện, lúc có vai trò là chuyên gia cố vấn ở một vụ kiện khác.

Theo nghĩa rộng

Thuật ngữ “xung đột vai trò trong trọng tài” cũng có thể không chỉ đề cập đến một cá nhân mà có thể liên quan đến các mối quan hệ rộng hơn, đó là người trọng tài và một hội đồng trọng tài.

Bàn luận về một số quy định liên quan đến hiện tượng xung đột vai trò trọng tài

Theo quy định của Hiệp hội Luật sư quốc tế, họ không quy định cụ thể về vị trí và giới hạn của một Trọng tài viên, mà ở đó Hiệp hội đưa ra những hướng dẫn chung. Khi đó, những cá nhân có nhiều vai trò khác nhau ở nhiều vụ án khác nhau buộc phải đưa ra thông tin để tránh gây ra những xung đột lợi ích với nguyên đơn, bị đơn của mình.

Ở pháp luật Việt Nam, theo Điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010, Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp đã quy định. Quy định trên là sự tiếp thu Điều 12 Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế, trong đó có quy định:

“(1) Khi một người có khả năng được chỉ định làm trọng tài viên thì người đó cần phải công khai những hoàn cảnh có thể gây ra những nghi ngờ chính đáng về tính khách quan và độc lập của mình. Kể từ khi được chỉ định và trong suốt quá trình tố tụng trọng tài, trọng tài viên sẽ không được trì hoãn việc công khai cho các bên những tình huống có thể gây ra những nghi ngờ chính đáng về tính khách quan và độc lập của mình.

(2) trọng tài viên có thể bị từ chối chỉ khi có tình huống gây ra sự nghi ngờ chính đáng về tính độc lập và khách quan của trọng tài viên hoặc khi trọng tài viên không có đủ phẩm chất như các bên đã thỏa thuận …”

Hay theo Quy tắc trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), quy định tương tự có thể được tìm thấy tại Điều 16 Quy tắc trọng tài VIAC 2017 và các nghĩa vụ tương tự cũng được áp dụng đối với tất cả các trọng tài viên tham gia trọng tài do VIAC quản lý trong bộ quy tắc đạo đức áp dụng cho tất cả các trọng tài viên tại VIAC.

Có thể thấy, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung chưa có quy định cụ thể, chi tiết về hiện tượng xung đột vai trò trọng tài. Nhưng, vẫn còn đó các quy định liên quan đã đề cập ở trên về sự độc lập, vô tư, khách quan của trọng tài viên khi tham gia giải quyết tranh chấp, hay các trường hợp đã được quy định mà trọng tài viên không được tham gia giải quyết tranh chấp.

Ưu điểm và nhược điểm của hiện tượng xung đột vai trò trọng tài

Ưu điểm

  • Những cá nhân tham gia vào nhiều vai trò nói trên có thể trau dồi thêm nhiều kĩ năng hay chuyên môn liên quan phục vụ cho sự nghiệp giải quyết tranh chấp của họ. Việc này không chỉ làm mạnh thêm về tiêu chuẩn của trọng tài viên trong tương lai, khi họ vừa có kinh nghiệm từ việc làm luật sư, vừa có kinh nghiệm từ việc làm trọng tài, mà còn làm đa dạng các nguồn ứng viên làm trọng tài viên, đặc biêt là trong một khu vực có nền trọng tài tương đối trẻ như Việt Nam.
  • Thêm vào đó, đối với những cá nhân có thể vừa là trọng tài viên, hoặc vừa là luật sư, hoặc vừa là chuyên gia hòa giải, … Hiện tượng “double hatting” cho phép những cá nhân nói trên có nhiều nguồn thu nhập từ nhiều “nghề”
  • Đối với những bên sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hiện tượng này có thể cho phép các bên lựa chọn trọng tài với chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn khi trọng tài viên vừa làm luật sư, vừa làm trọng tài

Nhược điểm

  • Nhược điểm phổ biến nhất đó chính là có thể sẽ nảy sinh ra sự nghi ngờ về việc trọng tài viên có làm việc một cách độc lập, khách quan, vô tư hay không. Ví dụ trong cùng một thời điểm, đối với các vụ việc có sự liên quan nhất định (khách hàng có thể vừa là nguyên đơn của vụ việc A, vừa là bị đơn của vụ việc B), các trọng tài viên vừa có vai trò là trọng tài ở một vụ việc A, vừa có vai trò là luật sư liên quan ở vụ việc B.
  • Hiện tượng “double hatting” cũng có thể dẫn đến hệ quả là sẽ có những cá nhân chỉ làm việc bán thời gian khi làm luật sư và khi làm trọng tài. Phần nào đó, khiến họ sa đà, không thể chuyên tâm sâu vào một công việc chuyên môn cụ thể.

Liệu hiện tượng xung đột vai trò trong trọng tài có bị cấm hay không?

Hiện tượng xung đột vai trò trọng tài là một vấn đề khá phức tạp. Đã có nhiều quan điểm bày tỏ rằng liệu có nên cho phép hiện tượng xung đột vai trò trọng tài được tiếp tục diễn ra hay không.

Một dự thảo luật liên quan đến vấn đề này được trình bày bởi ICSID và UNCITRAL đã đề xuất việc một cá nhân lựa chọn việc không tham gia làm luật sư, làm người làm chứng hoặc làm các vai trò khác. Thêm vào đó, cá nhân đó phải thông báo về sự lựa chọn trên.

Việc cấm hiện tượng “double hatting” có thể dẫn đến việc giảm mạnh số lượng trọng tài. Điều này một mặt chung là không có kết quả tích cực khi số lượng trọng tài giảm, nhưng một mặt khác là có thể tránh được việc bổ nhiệm những người có ít hoặc không có kinh nghiệm trong lĩnh vực trọng tài.

Đề xuất các hoạt động liên quan đến hiện tượng xung đột vai trò trọng tài

Thứ nhất, các tổ chức trọng tài cần đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng liên quan về đạo đức, tính độc lập, vô tư, khách quan của trọng tài viên.

Thứ hai, cần ban hành các quy định riêng đối với trọng tài viên. Ngoài hoạt động giáo dục và đào tạo, tổ chức trọng tài cũng cần ban hành các quy định riêng đối với Trọng tài viên,

Thứ ba, ứng dụng một công cụ mạnh mẽ để kiểm soát quá trình tố tụng, đó là tuyên bố trọng tài. Tuyên bố trọng tài có thể liệt kê ra các trường hợp mà các trọng tài viên sẽ từ chối tham gia trong một trường hợp có thể xảy ra hoặc sẽ chấp nhận tham gia nhưng với một vai trò thích hợp để đảm bảo tính tính độc lập và vô tư trong phán quyết của họ.

Quý khách hàng có bất vướng mắc về pháp luật trọng tài thương mại, pháp luật dân sự, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title