Nguyên tắc bảo mật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài

Nguyên tắc bảo mật luôn được coi là một ưu điểm của giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Tuy bản chất là vậy, thế nhưng cách tiếp cận về nguyên tắc bảo mật này tại các quốc gia có sự khác nhau. Trong bài viết này, cách tiếp cận về nguyên tắc bảo mật có sự khác nhau ở mỗi quốc gia như thế nào, Luật Việt An sẽ trình bày trong bài viết sau đây.

Phán quyết

Nguyên tắc bảo mật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài là gì?

Nguyên tắc bảo mật là gì?

Nguyên tắc bảo mật trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là tập quán trọng tài truyền thống và được tôn trọng rộng rãi ở các quốc gia khác nhau, đã được quy định tại văn bản pháp luật liên quan và tại hầu hết quy tắc tố tụng trọng tài của các tổ chức trọng tài trong nước và quốc tế.

Nội dung bảo mật trong trọng tài

Nội dung bảo mật trong trọng tài có thể hiểu bao gồm:

  • Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn. Tố tụng trọng tài không có bên có quyền và nghĩa vụ có liên quan, không có bên thứ ba.
  • Tổ chức trọng tài quy chế hoặc hội đồng trọng tài vụ việc, trọng tài viên, các bên trong vụ tranh chấp có nghĩa vụ bảo mật toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài, không công khai. Bao gồm đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn, bản tự bảo vệ, đơn kiện lại của bị đơn chỉ được gửi đến bên kia (bị đơn hoặc nguyên đơn), gửi đến hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp thông qua ban thư ký của tổ chức trọng tài.
  • Thành phần tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp chỉ có nguyên đơn, bị đơn và/hoặc người đại diện của họ. Các bên có quyền mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, mời người làm chứng tham gia phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, nhưng phải thông báo cho hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp vào trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên, có quyền mời tổ chức, cá nhân giám định, định giá tài sản và chuyên gia tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
  • Trọng tài viên có nghĩa vụ bảo mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trọng tài viên phải tuyên bố về tính độc lập, vô tư của mình trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp. Trong quá trình tố tụng trọng tài, trọng tài viên không được gặp hoặc liên lạc riêng với bất kỳ bên nào; không bên nào được gặp hoặc liên lạc riêng với trọng tài viên để trao đổi các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp.
  • Các phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, bao gồm cả phiên họp cuối cùng đều không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài chỉ được gửi cho nguyên đơn và bị đơn, có hiệu lực chung thẩm và buộc nguyên đơn và bị đơn phải thực hiện. Điều 34 của Bộ quy tắc trọng tài của Uncitrial cũng quy định: “Phán quyết trọng tài chỉ được công khai nếu có sự nhất trí của các bên tham gia”.
Ý nghĩa của nguyên tắc bảo mật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài
  • Duy trì uy tín kinh doanh: Doanh nghiệp lựa chọn trọng tài để tránh tranh chấp bị công khai, qua đó có thể gây tổn hại đến uy tín kinh doanh của chính họ hoặc có lợi cho đối thủ cạnh tranh của họ.
  • Tránh để doanh nghiệp phát sinh nhiều tranh chấp hơn: Doanh nghiệp rất có thể sẽ có những tranh chấp tương tự trong quá trình đầu tư kinh doanh. Nếu một trong những tranh chấp đã bị khởi kiện, nếu không phải là giải quyết bằng trọng tài mà tại tòa án, thì các yêu cầu, tình tiết và nội dung của vụ tranh chấp đó rất có thể bị các bên khác trong các tranh chấp tương tự biết, họ có thể dễ dàng sử dụng các nhận định, bằng chứng, quyết định trong bản án đã có để bắt đầu một vụ kiện tương tự.
  • Ý nghĩa chính trị: Nguồn gốc thành lập các doanh nghiệp nhà nước thường có có yếu tố chính trị, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, do đó tính bảo mật quá trình đầu tư kinh doanh thường được đặt biệt chú ý.

Vì sao nguyên tắc bảo mật luôn được xem là ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài?

Thứ nhất, đó là về yếu tố về tầm quan trọng của tài sản phi vật chất như quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và danh tiếng. Ngày nay, những tài sản này là tài sản quý giá của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới

Thứ hai, đó là về số lượng lớn các thông tin chi tiết và quan trọng mà cả hai bên tranh chấp được yêu cầu đưa ra trong quá trình tố tụng trọng tài.

Với hai yếu tố kể trên có thể thấy nguyên tắc bảo mật luôn được xem là ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Nguyên tắc bảo mật trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Vương quốc Anh.

Tại Vương quốc Anh, hoạt động giải quyết tranh chấp tại trọng tài được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật trọng tài năm 1996 (Arbitration Ac 1996). Theo quy định tại Mục 2 (Section 2), phạm vi điều chỉnh của Luật trọng tài năm 1996 rất rộng:

  • Thứ nhất, luật này có hiệu lực với những trọng tải có nơi tiến hành trọng tải tại Anh, xứ Wales hoặc Bắc Ireland
  • Thứ hai, nếu trọng tải được tiến hành bên ngoài nước Anh và xứ Wales hoặc Bắc Ireland hoặc không xác định được nơi tiến hành trọng tài, thì trọng tài có thể bị điều chỉnh bởi các mục: (a) các Mục từ 9 đến 11 (các thủ tục pháp lý), và (b) Mục 66 (thi hành phán quyết trọng tài).

Nhưng Luật trọng tài năm 1996 lại không có quy định cụ thể nào về tính bảo mật của trọng tài. Do đó, vấn đề này được xác định thông qua thực tiễn xét xử tại tòa án Vương quốc Anh.

Thực tiễn xét xử tại tòa án của Vương quốc Anh cho thấy, bảo mặt các vấn đề liên quan đến phiên họp xét xử, đến các tài liệu được công bố hoặc đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp là nghĩa vụ của các bên và của trọng tải viên: “Trừ trường hợp ngoại lệ, tất cả tài liệu được tạo ra hoặc được tiết lộ trong tổ tụng trọng tải phải được bảo mật. Tài liệu được đưa ra nhằm mục đích giải quyết tranh chấp tại trọng tải phải bảo mật, vì đây là nội dung được ngắm hiểu khi các bên có thỏa thuận lựa chọn trọng tải thay vì tố tụng tại tòa án. Nghĩa vụ bao mặt cũng áp dụng với các ban biên hộ, lập luận. biên bản, các chứng cứ và lời khai của nhân chứng. Nếu cho phép công khai các tài liệu trên cho bên thứ ba, thì sẽ làm thay đổi tính chất “tư” của trọng tài.

Trên thực tế, Tòa trọng tài quốc tế London (London Court of International Arbitration LCIA) là một trung tâm trọng tài nổi tiếng tại Vương quốc Anh, được thành lập từ năm 1883, cũng tuân thủ tuyệt đối “tính bảo mật”. Trên website chính thức của mình, LCIA chỉ công khai các quyết định giải quyết khiếu nại (Challenge) về phán quyết trọng tài. Trong các quyết định này, chỉ có phần tóm tắt ngắn họn về vụ tranh chấp liên quan theo trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.

Nguyên tắc bảo mật trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam

Tại Việt Nam, mặc dù không sử dụng thuật ngữ “tính bảo mật”, song cũng có thể khẳng định tính bảo mặt có được quy định trong pháp luật trọng tài. Cụ thể, Luật trọng tải thương mại năm 2010 quy định tại:

  • Khoản 4 Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ghi nhận: “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên cả thỏa thuận khác”.
  • Khoản 1 Điều 55. Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp quy định: “Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Nhưng tiến hành không công khai không đồng nghĩa với việc mọi thông tin được đưa ra trao đổi giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp phải được giữ bí mật.

Ngoài ra, Luật trọng tải thương mại năm 2010 chỉ quy định về nghĩa vụ đối với trọng tài viên tại Điều 21 về vấn đề bảo mật: “…3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp…5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp”. Mà không có quy định với các chủ thể khác cũng tham gia phiên xét xử của trọng tải, như các bên tranh chấp, chuyên gia, người làm chứng hoặc luật sư.

Song thực tế, tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), tính bảo mật của giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trọng tài được trung tâm này quy định trọng Quy tắc tố tụng trọng tài năm 2017 và Quy tắc đạo đức của Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam năm 2015 nhưng chỉ áp dụng với trọng tài viên.

Quý khách hàng có bất vướng mắc về pháp luật trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, pháp luật dân sự, pháp luật doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO