Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

Hoạt động thương mại luôn tiềm ẩn mâu thuẫn trong quá trình mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Bên cạnh việc quản lý và phòng ngừa rủi ro ngay từ giai đoạn đàm phán, soạn thảo hợp đồng, các bên cần chủ động đưa ra quyết định phù hợp trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án thích hợp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, trọng tài thương mại đã và đang góp phần không nhỏ vào sự ổn định của hoạt động kinh doanh thương mại. Vậy, thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trọng tài thương mại năm 2010
  • Nghị quyết 01/2014/HĐTP-TANDTC số 01/2014 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại
  • Nghị định số 124/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì?

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

Trong những năm gần đây việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam, thể hiện không chỉ qua số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết mà còn qua sự đa dạng của các lĩnh vực tranh chấp.

Tính từ sau khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực đến nay tổng số vụ tranh chấp được giải quyết tại các trung tâm trọng tài của Việt Nam ngày càng tăng. Chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2019, VIAC đã giải quyết 1.259 vụ tranh chấp, tăng 336% so với giai đoạn 2003-2010. Các bên tranh chấp đến từ trên 60 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng được cải thiện. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), năm 2022, tổng số vụ được thụ lý tại VIAC đạt gần 300 vụ, tăng đáng kể so với giai đoạn trước. Số liệu này đã cho thấy được mức độ tin dùng cũng như tính hiệu quả mà phương thức trọng tài mang đến cho doanh nghiệp.

Ưu điểm của thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam

Môi trường pháp lý trong nước

Sự phát triển của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong một nền tài phán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, môi trường pháp lý là ưu điểm đặc biệt quan trọng giúp cho hoạt động trọng tài ngày càng hiệu quả.

  • Luật Trọng tài thương mại năm 2010

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thay thế cho Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động trọng tài ở Việt Nam.

Luật Trọng tài thương mại đã tiếp thu được những nguyên tắc cơ bản nhất về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trên thế giới và trong Luật Mẫu UNCITRAL như nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên, tính độc lập của thỏa thuận trọng tài và quyền được tự xem xét vấn đề thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, tính chung thẩm của phán quyết trọng tài, nguyên tắc tố tụng ông bằng và nguyên tắc bảo mật. Về lý thuyết, những nguyên tắc cơ bản nhất này đảm bảo hoạt động trọng tài tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp với thực tiễn trọng tài thế giới và quan trọng hơn là thực sự đưa trọng tài trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, công bằng cho các bên.

  • Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại

Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã giải quyết một số vấn đề còn chưa rõ của Luật Trọng tài thương mại như phân định thẩm quyền giữa trọng tài và tòa án, việc hỗ trợ và giám sát của toà án đối với hoạt động trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các vấn đề về thỏa thuận trọng tài hay làm rõ các căn cứ hủy phán quyết trọng tài. đặc biệt là khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Hơn nữa, nội dung Nghị quyết dã thể hiện tinh thần ủng hộ hoạt động trọng tài của Tòa án Nhân dân tối cao bằng việc đưa ra các quy định ủng hộ cho khả năng thi hành của thỏa thuận trọng tài, ưu tiên cho trọng tài xét xử trước kẻ cả trong trường hợp tòa nhận thấy rằng tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài.

Chất lượng vụ tranh chấp giải quyết thông qua phương thức trọng tài

Ở Việt Nam, từ sau khi có Luật Trọng tài thương mại, hoạt động trọng tài thương mại đã từng bước được củng cố và phát triển. Số lượng vụ, việc được giải quyết bằng trọng tài đang có xu hướng tăng, loại tranh chấp được trọng tài giải quyết cũng đa dạng hơn, đồng thời, chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng được nâng cao, hoạt động trọng tài đang dần đi theo hướng chuyên nghiệp. Hoạt động trọng tài trong thời gian qua góp phần giải quyết các tranh chấp thương mại nhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, giảm tải cho hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

Hạn chế của thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam

Mặc dù pháp luật trọng tài đã có nhiều quy định tương đối đầy đủ và hiệu quả tuy nhiên thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 chưa có sự biến đổi đột biến. Thực trạng này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân từ các quy định về thẩm quyền của hội đồng trọng tài thương mại còn một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp.

Thứ nhất, liên quan đến địa điểm tiến hành trọng tài

Trong các vụ việc liên quan đến trọng tài quốc tế thì việc lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài đồng nghĩa với việc lựa chọn luật của quốc gia tại nơi tiến hành trọng tài. Đây là điều mà Luật Trọng tài thương mại Việt Nam chưa xác định rõ. Hơn nữa, luật điều chỉnh tố tụng trọng tài bị quy định bởi các quy tắc của chính sách công và trật tự công cộng của quốc gia ban hành ra đạo luật này, trong khi đó, ở Việt Nam, khái niệm này không thông dụng, các văn bản hướng dẫn cũng như các tài liệu nghiên cứu cũng chưa đề cập một cách thích đáng. Điều đó chắc chắn sẽ là một trong những trở ngại đối với các bên chủ thể tranh chấp có yếu tố nước ngoài, yếu tố quốc tế cũng như đối với các trọng tài viên Việt Nam.

Thứ hai, hủy quyết định trọng tài

Một trong các lý do để các doanh nghiệp lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình đó chính là khả năng thi hành của phán quyết trọng tài bởi phán quyết của trọng tài Việt Nam sẽ được thi hành tương tự như bản án của Tòa án tại Việt Nam và hơn thế, có khả năng thi hành tại 155 quốc gia thành viên khác của Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Do đó, việc đảm bảo khả năng thi hành của phán quyết trọng tài là một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp cân nhắc khi chọn sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Luật Trọng tài thương mại được ban hành năm 2010, trong đó có một mục đích là hạn chế việc hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay về tỷ lệ thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam là rất đáng lo ngại. Điều này làm giảm niềm tin và hiệu quả của phương thức trọng tài, môi trường pháp lý và kinh doanh của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Thứ ba, về thủ tục hủy quyết định trọng tài

Theo khoản 10 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì quyết định hủy phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành. Nghĩa là, đối với quyết định của Tòa án về hủy phán quyết trọng tài, các bên hội đồng trọng tài không có quyền khiếu nại, các đương sự không có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị. Quy định này đã thực sự hợp lý hay chưa? Tòa án là cơ chế giám sát tính thượng tôn pháp luật và các giá trị vĩnh cửu của hệ thống pháp luật áp dụng nhưng ai sẽ là người giám sát Tòa án nếu Tòa án có vi phạm hoặc ra quyết định chưa thỏa đáng gây ảnh hưởng lớn tới quyền lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp vì hiện nay không có phúc thẩm và giám đốc thẩm lại các quyết định huỷ phán quyết của trọng tài do Tòa án đưa ra.

Thứ tư, luật áp dụng

Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về luật áp dụng giải quyết tranh chấp như sau:

“Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp; đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”.

Nhìn nhận quy định đó từ góc độ của nguyên tắc về quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp thì đây là một rào cản pháp lý của quyền tự do để khi “đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp”, điều này đồng nghĩa với việc hạn chế quyền lựa chọn luật áp dụng đối với các bên tranh chấp là công dân Việt Nam và trái với nguyên lý về sự phụ thuộc của việc xác định luật áp dụng vào kết quả của sự lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài.

Thứ năm, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của trọng tài viên trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hội đồng trọng tài chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đương sự yêu cầu và đúng với mức tài sản mà đương sự đưa ra. Trong trường hợp hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây ra thiệt hại bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sựVậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “khác” là khác thế nào thì lại chưa được hướng dẫn chi tiết.

  • Nếu trong trường hợp hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác so với yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Đối với trường hợp hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không có quy định trong luật nhưng vẫn trên cơ sở yêu cầu của các bên đương sự mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì hội đồng trọng tài có phải bồi thường không hay đương sự phải bồi thường?

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam

Việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài được đánh giá là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án thuận tiện và ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Việt Nam đã có chính sách, pháp luật nhằm khuyến khích phát triển tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, nhanh chóng, vì một thị trường phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các trung tâm trọng tài vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp hiện tại của các doanh nghiệp, vẫn còn là một thách thức rất lớn trong việc tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này xuất phát từ chính các quy định pháp luật và việc thực thi pháp luật trọng tài trong thực tiễn. Chính vì vậy, cần có những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, xóa bỏ khoảng cách so với chuẩn mực quốc tế và thực thi pháp luật một cách thỏa đáng sẽ là yếu tố nền tảng cho sự phát triển bền vững, là yếu tố tạo nên những lợi thế cạnh tranh của trọng tài Việt Nam trên trường quốc tế.

  • Thứ nhất, tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các trọng tài viên nước ngoài và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài
  • Thứ hai, tăng cường cơ chế quản lý và giám sát nội bộ việc xét xử tại các tòa án thông qua báo cáo thường xuyên
  • Thứ ba, tăng cường năng lực của đội ngũ trọng tài viên, đẩy mạnh đào tạo luật trọng tài
  • Thứ tư, xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế.
  • Thứ năm, tăng cường năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức trọng tài
  • Thứ sáu, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Bộ tư pháp với tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức trọng tài thương mại xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO