Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn

Tranh chấp về ly hôn là loại tranh chấp phổ biến trong quan hệ hôn nhân và gia đình và ngày càng có xu hướng gia tăng trong đời sống hiện nay. Thông thường khi ly hôn, nếu các bên không thể thỏa thuận thì sẽ phát sinh một số tranh chấp tranh chấp về quan hệ nuôi con, tranh chấp về quan hệ về tài sản. Việc lựa chọn đúng tòa án sẽ giúp đương sự tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, không trong thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi không thể xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

Tranh chấp ly hôn là gì?

Giải quyết tranh chấp ly hôn

Để hiểu rõ hơn về tranh chấp ly hôn, trước tiên cần hiểu thế nào là ly hôn?

Căn cứ Khoản 14 của Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Theo Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định ly hôn thuộc dạng tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Những tranh chấp ly hôn sẽ phát sinh khi các bên đương sự không thể tự thỏa thuận, thống nhất với nhau để cùng giải quyết một vấn đề nào đó về quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên khi ly hôn.

Như vậy, tranh chấp ly hôn được hiểu là những tranh chấp về quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn đối với trường hợp thông thường

Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ, theo đó:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Từ hai căn cứ trên, có thể kết luận chung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn đối với trường hợp thông thường như sau: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc là tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc yêu cầu Tòa án nơi nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì nguyên đơn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn tại nơi mình cư trú. Đối với tranh chấp chia tài sản ly hôn mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Toà án nhân dân cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình mà có:

  • Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài; hoặc
  • Đương sự hoặc tài sản cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.

Căn cứ vào khoản 3, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trong các trường hợp trên, Toà án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc trên. Trừ trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 nếu việc ly hôn diễn ra giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Điều này nhằm giảm tải gánh nặng cho toà án nhân dân cấp tỉnh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào sống ở khu vực biên giới đi lại thuận tiện.

Ngoài ra, Điểm c, khoản 1, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Như vậy, thông thường, những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Một số câu hỏi liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn

Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Như vậy, tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.

Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn nếu có đương sự là người nước ngoài hay không?

Căn cứ Điều 35 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, toà án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn nếu có đương sự là người nước ngoài, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 4 của điều luật này.

Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn ly hôn

    Tư vấn ly hôn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO