Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa

Các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thực hiện chức năng giải trí, mà còn góp phần thực hiện chức năng giáo dục, bồi đắp các giá trị thẩm mỹ, chức năng kế tục và phát triển lịch sử… Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, các sản phẩm và dịch vụ văn hóa ở nước ta được tập trung phát triển. Trong các Hiệp định thương mại Việt Nam cũng có có các cam kết cụ thể liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.

Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình

Quy định tại WTO, VKFTA, VJEPA, AFAS:

không được thực hiện quyền phân phối các vật phẩm đã ghi hình.

Dịch vụ sản xuất phim (CPC 96112, trừ băng hình), phát hành phim (CPC 96113, trừ băng hình), chiếu phim (CPC 96121)

  • Tất cả các phim phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm duyệt nội dung.
  • Chỉ dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam đã được phép cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.

Dịch vụ chiếu phim (CPC 96121)

Các nhà văn hóa, các tụ điểm chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, các đội chiếu bóng lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hay liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Ngành này thuộc danh mục miễn trừ Tối huệ quốc theo Cam kết WTO.

Quy định tại ACIA

Hạn chế với các xuất bản phẩm: (i) Xuất bản sách, sách nhạc và các loại xuất bản phẩm (ISIC 2211); (ii) Xuất bản báo, tạp chí, ấn phẩm định kỳ (ISIC 2212); (iii) Xuất bản băng đĩa ghi hình (ISIC 2213); (iv) Các loại xuất bản khác (ISIC 2219).

Quy định tại CPTPP

Phụ lục NCM I-VN-9

Đối với ngành sản xuất phim (CPC 96112), phát hành phim (CPC 96113) và chiếu phim (CPC 96121):

  • Không được cung cấp dịch vụ sản xuất phim, phát hành và chiếu phim ngoại trừ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam được phép cung cấp các dịch vụ này, hoặc mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam được phép cung cấp các dịch vụ này. Trong trường hợp liên doanh hoặc mua cổ phần, vốn góp của bên nước ngoài không được vượt quá 51%.
  • Đối với việc chiếu phim, nhà đầu tư nước ngoài không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với các nhà văn hóa, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, các đội chiếu bóng lưu động, hoặc chủ hay người điều hành các điểm chiếu phim tạm thời của Việt Nam.

Các rạp chiếu phim phải chiếu phim Việt Nam vào các dịp nghỉ lễ lớn của đất nước. Tỷ lệ phim Việt Nam trên tổng số phim được chiếu hàng năm sẽ không ít hơn 20%. Các rạp phải chiếu ít nhất một phim Việt Nam trong khoảng từ 18:00-22:00.

Phụ lục NCM I-VN-25

Không được đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp thương mại nhà nước của Việt Nam hiện đang được phép nhập khẩu một số vật phẩm ghi hình, như đã nêu tại Bảng 8c trong Báo cáo Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Để chắc chắn hơn và nhất quán với Điều 9.11.1.c (Chỉ tiến không lùi), việc tự do hóa một doanh nghiệp thương mại nhà nước không dẫn đến yêu cầu phải tự do hóa tất cả các doanh nghiệp thương mại nhà nước.

Phụ lục NCM II-VN-14

Đối với phân ngành ghi âm: Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến dịch vụ ghi âm ngoại trừ việc cho phép nước ngoài sở hữu đến 51% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ghi âm.

Phụ lục NCM II-VN-20

Đối với ngành sản xuất và phân phối băng đĩa hình: Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến việc đầu tư vào sản xuất và phân phối băng đĩa hình trên bất kỳ chất liệu nào.

Quy định tại EVFTA

(Phụ lục 8-C): Việt Nam có thể ban hành hoặc duy trì bất kỳ biện pháp liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp theo định nghĩa tại điểm 1(e) và 1(m) của Điều 8.2 (Các định nghĩa) mà không phù hợp với khoản 2 Điều 8.5 (Đối xử quốc gia), với điều kiện biện pháp đó không trái với với các cam kết nêu tại Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam).

Quy định của pháp luật Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phân phối bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và các quy định khác của pháp luật có liên quan không trái với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2020/NĐ-CP:

  • Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện lưu chiểu theo quy định tại Điều 23 Nghị định này)

Tổ chức, cá nhân nước ngoài không được trực tiếp phân phối bản ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật trên lãnh thổ Việt Nam.

Hình thức đầu tư và tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình

Theo các quy định nêu trên thì nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình chỉ có thể lựa chọn 3 hình thức:

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Góp vốn để thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam
  • Mua phần vốn góp của công ty Việt Nam.

Điều kiện và tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

  • Trong mọi trường hợp chỉ có thể thành lập công ty hoặc hợp tác với với đối tác Việt Nam đã được phép cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam.
  • Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn của công ty liên doanh.
  • Chỉ dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam đã được phép cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình

Bước 01: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Nếu các dự án không có sử dụng đất (không thuê đất trực tiếp từ nhà nước) không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao) thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện luôn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau:
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư

  • Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
  • Nếu công ty đặt trụ sở ngoài  khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Bước 02: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 03: Đăng bố cáo thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Bước 04: Khắc dấu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

Bước 05: Xin các Giấy phép đủ điều kiện hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO