Hàng thủ công mỹ nghệ gốm sứ vẫn được coi là mặt hàng thế mạnh khi xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh mặt hàng đầy tinh xảo này, Luật Việt An hướng dẫn Quý khách hàng soạn thảo, phân mã ngành thành lập công ty kinh doanh gốm sứ như sau:
Điều kiện tiếp cận thị trường kinh doanh gốm sứ
Ngành nghề kinh doanh gốm sứ được Việt Nam cam kết trong Biểu cam kết cụ thể với mã ngành và phân ngành CPC 622, 6113, 6121 (Dịch vụ bán buôn gốm sứ) và CPC 631+632, 6113, 6121 (Dịch vụ bán lẻ gốm sứ), CPC 621, 6113, 6121 (Dịch vụ đại lý hoa hồng) cụ thể
“Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)”
Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh gốm sứ tại Việt Nam không bị giới hạn về tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp và được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm gốm sứ. Tuy nhiên việc thành lập các sơ sở bán lẻ (từ cơ sở bán lẻ thứ hai) cần phải tuân theo điều kiện kiểm tra kinh tế.
Đồng thời căn cứ Phụ lục 2 Luật Đầu tư năm 2020 thì kinh doanh gốm sứ không phải ngành nghề đầu tư có điều kiện nên thành lập doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ không phải tuân theo những điều kiện cụ thể giống như các ngành nghề có điều kiện khác.
Danh mục ngành nghề kinh doanh gốm sứ
Căn cứ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTG ngày 06/7/2018 về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì khi doanh nghiệp mong muốn kinh doanh gốm sứ thì có thể lựa chọn những ngành nghề sau:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Sản xuất sản phẩm chịu lửa
2391
2
Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
2392
3
Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác
2393
4
Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
2394
5
Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
2395
6
Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá
2396
7
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình: hàng gốm, sứ, thủy tinh; giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự; văn phòng phẩm
4649
8
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác
4759
9
Bán lẻ tạp chí văn phòng phẩm
4761
10
Bán lẻ hàng hóa khác mới: hoa tươi, cây cảnh
hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ
4773
11
Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh
0118
12
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu
4620
13
Hoạt động trang trí nội thất
7410
14
Bán lẻ máy ảnh, phim ảnh, thiết bị quang học và thiết bị chính xác;
– Bán lẻ kính đeo mắt, kể cả các hoạt động phục vụ cho việc bán lẻ kính mắt như đo độ cận, độ viễn, mài lắp kính;
– Bán lẻ đồng hồ và đồ trang sức;
– Bán lẻ hoa tươi, cây cảnh, hạt giống, phân bón, động vật cảnh và thức ăn cho động vật cảnh;
– Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng và hàng hóa phục vụ mục đích tính ngưỡng khác;
– Bán lẻ tranh, tượng và các tác phẩm nghệ thuật khác mang tính thươngmại;
– Bán lẻ dầu hoả, bình ga, than, củi sử dụng làm nhiên liệu để đun nấu trong gia đình
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương và hộ chiếu của người quản lý vốn (nếu là tổ chức);
Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình công ty mà nhà đầu tư muốn thành lập nhà đầu tư chuẩn bị các hồ sơ tương ứng. Tuy nhiên, về cơ bản cần có các tài liệu cơ bản sau đây:
Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất bằng hình thức:
Nộp trực tiếp;
Thông qua dịch vụ bưu chính;
Cổng thông tin điện tử: https://vietnaminvest.gov.vn
Tùy thuộc vào thẩm quyền chấp thuận chủ trương mà có thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khác nhau.
Bước 2. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở thông qua các cách sau:
Nộp trực tiếp;
Thông qua dịch vụ bưu chính;
Cổng thông tin điện tử: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3. Công bố thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật và công khai đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày công khai. Căn cứ Điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hành vi không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đến 15.000.000 và buộc phải công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4. Các thủ tục sau thành lập
Khắc dấu
Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin cơ bản đó là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp. Lưu ý không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu là Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những hình ảnh, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước; từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không cần phải thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mã số thuế
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính
Treo bảng hiệu công ty
Doanh nghiệp phải làm bảng hiệu công ty và treo tại trước trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có). Trường hợp không treo biển, doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế đóng mã số thuế và phạt hành chính từ 30 – 50 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng để thuận lợi cho việc thanh toán các khoản chi phí mua hàng hóa, dịch vụ, chi phí tiền lương cho nhân viên, chi phí thuê văn phòng. Hơn nữa, đối với những khoản từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp bắt buộc phải được thanh toán từ tài khoản công ty thì mới được trừ thuế GTGT đầu vào và khấu trừ khi tính thuế TNDN.
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Đây là bước đầu tiên trong việc thiết lập cách thức hoạt động cho bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Ở bước này, doanh nghiệp cần đăng ký kê khai – nộp thuế điện tử, đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn với cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Khi có nhu cầu xuất hóa đơn cho khách hàng, doanh nghiệp cần phải mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục phát hành hóa đơn trước khi sử dụng.
Một số công ty kinh doanh gốm sứ tại Việt Nam
Công ty gốm sứ sáng tạo Việt Nam
Lĩnh vực kinh doanh chính:
Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác (Mã ngành 2393)
Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh (Mã ngành 2310)
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Mã ngành 4649)
Địa chỉ trụ sở chính: Số 6 Chế Lan Viên, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Công Ty TNHH Sản Xuất Kinh Doanh Gốm Sứ Lợi Hưng
Lĩnh vực kinh doanh chính:
Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện (Mã ngành 1629)
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Mã ngành 4649)
Địa chỉ trụ sở chính: Số 3/85, Khu phố Bình Phú , Phường Bình Chuẩn, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Công Ty TNHH Hải Đồ Cổ
Lĩnh vực kinh doanh chính:
Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác (Mã ngành 2393)
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Mã ngành 4649)
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh (Mã ngành 4773)
Địa chỉ trụ sở chính: Số 216 Mạc Quyết, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Công Ty TNHH MTV Gốm Sứ Minh Minh Cường
Lĩnh vực kinh doanh chính: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Mã ngành 4649)
Địa chỉ trụ sở chính: Số 556, Khu phố Hưng Lộc, Phường Hưng Định, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Công Ty TNHH Gốm Sứ Sông Hồng
Lĩnh vực kinh doanh chính:
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Mã ngành 4649)
Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác (Mã ngành 2393)
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (MÃ ngành 4620)
Địa chỉ trụ sở chính: số 3, ngách 62 ngõ 125, thôn 1 Giang Cao, Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thủ tục thành lập công ty kinh doanh gốm sứ. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến thành lập công ty kinh doanh gốm sứ, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!