09 33 11 33 66
info@luatvietan.vn
Email: info@luatvietan.vn

Thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam

Trung Quốc là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, không chỉ về mặt quân sự, ngoại giao hay văn hóa mà còn về kinh tế. Đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, Trung Quốc đang chi phối rất mạnh về nhiều mặt. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài thì trong Quý I năm 2017, số vốn đầu tư đăng ký mới từ các nhà đầu tư Trung Quốc là 823.6 triệu USD, chiếm 10.68% tổng vốn đầu tư. Các lĩnh vực mà nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm nhiều nhất là công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất, chế biến, chế tạo và gia công. Đông Nam Á là một trong những khu vực chiến lược của Trung Quốc nên vào tháng 11/2002, quốc gia này và Hiệp hội các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện, làm tiền đề cho hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do, bao gồm:

  • Hiệp định về Thương mại hàng hóa (Có hiệu lực từ tháng 7/2005 và được sửa đổi vào năm 2006, 2010);
  • Hiệp định về Thương mại dịch vụ (Có hiệu lực từ tháng 7/2007);
  • Hiệp định về Đầu tư (Có hiệu lực từ tháng 2/2010).

Các Hiệp định tự do thương mại đều nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư giữa các nước, tiến tới thiết lập cơ chế đầu tư thuận lợi và minh bạch, cắt giảm thuế và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan… Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài là một vấn đề nhạy cảm đối với bất kỳ quốc gia nào vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhà đầu tư trong nước và nền sản xuất nội địa. Dù xu hướng chung của thế giới là tự do hóa thương mại nhưng vẫn không thể tránh khỏi những rào cản vô hình khi thực hiện đầu tư vào một quốc gia khác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, Công ty Luật Việt An nhận thấy các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp rắc rối với vấn đề thủ tục đầu tư vào Việt Nam. Để thuận tiện cho các nhà đầu tư Trung Quốc có nhu cầu tìm hiểu về đầu tư vào Việt Nam, Công ty Luật Việt An xin gửi đến Quý Khách hàng một số thông tin cơ bản như sau:

Hai cách thức phổ biến nhất khi các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam. Tùy theo tình hình tài chính cũng như nhu cầu và mục đích đầu tư mà các nhà đầu tư Trung Quốc có thể cân nhắc lựa chọn.

Quy trình thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam:

Bước 1: Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu, quy mô đầu tư; vốn và phương án huy động vốn; địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư; nhu cầu về lao động; đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
  • Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:

  • Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu:

  • Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Việt An hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
  • Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Lưu ý về giới hạn sở hữu vốn nước ngoài và điều kiện kinh doanh:

Câu hỏi đặt ra là liệu nhà đầu tư Trung Quốc có luôn luôn được sở hữu 100% vốn trong một công ty hay không? Vấn đề này cần dựa trên lĩnh vực đầu tư, ngành nghề kinh doanh cụ thể mà các nhà đầu tư mong muốn thực hiện. Các cam kết quốc tế cũng như pháp luật quốc gia không hiển nhiên mở cửa hoàn toàn trong tất cả các lĩnh vực. Các nhà đầu tư Trung Quốc cần tham khảo biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong Hiệp định về Thương mại dịch vụ giữa ASEAN và Trung Quốc.

Ví dụ như nhà đầu tư dự định hoạt động trong lĩnh vực “Dịch vụ xây dựng và dịch vụ kỹ thuật liên quan” (CPC 511, 512, 513, 514, 515, 516, 517, 518) thì được thành lập công ty 100% vốn Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực “Dịch vụ vận tải biển” (vận tải biển quốc tế, kể cả hành khách và hàng hóa có mã CPC 7211, 7212) thì phía Trung Quốc phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó tỷ lệ vốn góp của nước ngoài không quá 51%, nếu công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam thì tỷ lệ vốn góp của nước ngoài không quá 49%. Ngoài ra, còn có các điều kiện phải tuân theo như số lượng thuyền viên nước ngoài trên tàu mang cờ Việt Nam không vượt quá 1/3 định biên của tàu… Khi Quý Khách hàng cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết về ngành nghề, lĩnh vực dự kiến thực hiện tại Việt Nam, Công ty Luật Việt An có thể tiến hành tra cứu và tư vấn cụ thể về hình thức đầu tư, giới hạn sở hữu vốn nước ngoài và các điều kiện kinh doanh tùy thuộc vào mỗi ngành nghề.

Ngoài cách thức trực tiếp thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam thì việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cũng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn do thủ tục đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn. Với cách thức này, nhà đầu tư không phải xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi được sự chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư, công ty sẽ thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định. Tuy nhiên, nhà đầu tư Trung Quốc không hiển nhiên được mua lại hoặc nhận chuyển nhượng 100% vốn trong công ty Việt Nam để chuyển đổi thành công ty 100% vốn Trung Quốc mà phải tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh như đã phân tích như trên. Nếu trong các gói cam kết trong Hiệp định về Thương mại dịch vụ và các quy định pháp luật Việt Nam có giới hạn về tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài thì nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định này. Ngoài ra, các điều kiện kinh doanh theo pháp luật chuyên ngành cũng cần được đảm bảo.

Quy trình góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp bao gồm:

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên

Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Công ty Luật Việt An:

  • Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn về quy trình thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam;
  • Tư vấn về Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các loại giấy phép con;
  • Tư vấn về các giới hạn đầu tư, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể của mỗi ngành nghề khi Quý Khách hàng cung cấp thông tin cụ thể;
  • Tư vấn về giấy tờ và các tài liệu cần chuẩn bị để đầu tư vào Việt Nam;
  • Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được khách hàng ủy quyền;
  • Tư vấn các vấn đề sau thành lập như: hợp đồng, lao động nước ngoài (lao động Trung Quốc và các nước khác), lao động Việt Nam, sở hữu trí tuệ, thuế, kế toán…

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật và trình tự thủ tục liên quan đến việc thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam cũng như các vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 33 11 33 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 67 55 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO