Trong cuộc sống con người không thể thiếu đi vai trò của các loại thực phẩm, nhất là những loại thực phẩm sạch. Thực phẩm cung cấp cho con người nguồn năng lượng, dưỡng chất để duy trì sự sống và phát triển. Do vậy mà pháp luật quy định rất chặt chẽ về vấn đề thành lập công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm. Hãy cùng Công ty Luật Việt An tìm hiểu và nghiên cứu trong bài viết này nhé.
Cơ sở pháp lý
Biểu cam kết WTO của Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp 2020;
Luật An toàn thực phẩm 2010;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định 85/2019/NĐ-CP;
Thực phẩm là gì?
Theo Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”.
Và đối với mỗi loại thực phẩm, pháp luật Việt Nam đều có quy định về điều kiện cụ thể, bên cạnh các điều kiện chung đối với ngành sản xuất thực phẩm thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện riêng biệt như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu đầu vào, bảo quản, đóng gói,…
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Tại biểu cam kết WTO, đối với dịch vụ liên quan đến sản xuất tại CPC 884 và CPC 885, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không hạn chế, ngoại trừ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 50%. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Điều kiện về ngành nghề sản xuất thực phẩm
Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Dưới đây là một số mã ngành nghề mà công ty sản xuất thực phẩm có thể lựa chọn quy định tại quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
STT
Tên ngành
Mã ngành
1.
Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
1040
2.
Xay xát và sản xuất bột thô
1061
3.
Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
1062
4.
Sản xuất các loại bánh từ bột
1071
5.
Sản xuất đường
1072
6.
Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo
1073
7.
Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự
1074
8.
Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
1075
9.
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
– Rang và lọc cà phê;
– Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;
– Sản xuất các chất thay thế cà phê;
– Trộn chè và chất phụ gia;
– Sản xuất chiết suất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm;
– Sản xuất súp và nước xuýt;
– Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;
– Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạc và mù tạc;
– Sản xuất giấm;
– Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;
– Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: bánh sandwich, bánh pizza. Nhóm này cũng gồm:
– Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);
– Sản xuất men bia;
– Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;
– Sản xuất sữa tách bơ và bơ;
– Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;
– Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;
– Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo.
1079
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Để sản xuất thực phẩm hợp pháp, đúng quy định pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực thẩm theo Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010:
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con ngườ
Tùy từng loại thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
Quy định về bảo quản thực phẩ
Điều kiện về cơ sở vật chất
Cơ sở sản xuất thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất thực phẩm; Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT;
Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩ
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
Cơ sở sản xuất thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện về giấy phép Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định này, các cơ sở sản xuất sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Thành lập công ty sản xuất thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp công ty có vốn từ nhà đầu tư nước ngoài) và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Nếu là công ty có vốn đầu tư nước ngoài);
Bước 3: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua trang website dangkyquamang.dkkd.gov.vn;
Bước 4: Nhận thông báo kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và Đầu tư ra thông báo hồ sơ được chấp thuận;
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở kế hoạch và Đầu tư ra thông báo sửa đổi bổ sung;
Bước 5: Đăng ký nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư;
Bước 6: Khắc dấu công ty và thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập.
Đối với thành lập công ty có vốn Việt Nam thì chỉ cần thực hiện từ bước 3 đến bước 6 trong thủ tục thành lập công ty.
Hồ sơ cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩ
Thủ tục tự công bố, đăng ký thực phẩm
Theo quy định Luật Đầu tư 2020, sản xuất thực phẩm là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó, bên cạnh thủ tục xin cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký sản phẩm.
Tự công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm).
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định này;
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025
Đăng ký sản phẩm
Căn cứ Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệ
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổ
Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy đị
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
Bản công bố sản phẩm theo mẫu;
Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương.
Hồ sơ đăng ký bản công bố đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
Bản công bố sản phẩm theo mẫu;
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Trên đây là nội dung tư vấn về thành lập công ty sản xuất thực phẩm. Nếu có nhu cầu thành lập hoặc cần tư vấn thêm thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ sớm nhất.