Trong quá trình hoạt động, vì những lý do khác nhau mà các công ty có nhu cầu thay đổi tên công ty sao cho phù hợp hơn, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hơn. Nhưng không phải ai cũng biết được việc thay đổi tên công ty cần thực hiện thủ tục gì? Pháp luật hiện hàng thì có quy định như thế nào về vấn đề này? Bài viết sau của Luật Việt An sẽ làm rõ các vấn đề trên.
Khi muốn thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục như sau:
Thứ nhất, xác định tên mới của công ty mà doanh nghiệp muốn sử dụng và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Đây là bước cơ bản nhất khi tiến hành đăng ký tên doanh nghiệp và thay đổi tên doanh nghiệp. Tên mới của công ty phải đảm bảo không trái với các quy định về tên doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014.
Việc tra cứu thông tin tên doanh nghiệp trước khi đăng ký sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được trường hợp vi phạm luật doanh nghiệp 2014 về vấn đề trùng tên, hay tên tương tự gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó đồng thời đảm bảo rằng sau này với tên mới hợp lệ công ty dễ dàng hoạt động hơn mà không bị nhầm lẫn với công ty khác, tránh ảnh hưởng trưc tiếp tới lợi nhuận của công ty mình.
Thứ hai, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thay đổi tên công ty
Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 78/2015, hồ sơ khi thay đổi tên công ty bao gồm:
Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nội dung Thông báo gồm:
Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
Tên dự kiến thay đổi;
Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
Giấy đề nghị công bố thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.
Thứ ba, công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Công bố thông tin là thủ tục bắt buộc khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp, vì vậy Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới doanh nghiệp cần công bố thông tin. Nếu không thực hiện công bố đúng hạn doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 1,000,000 -2,000,000 đồng.
Thứ tư, khắc mẫu dấu
Khi thay đổi tên doanh nghiệp thì con dấu công ty cũng phải thay đổi bởi nội dung con dấu của công ty đã bao gồm tên công ty. Sau khi có con dấu mới, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy xác nhận công bố mẫu dấu của doanh nghiệp
Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp xong, công ty cần làm lại biển đặt tại trụ sở công ty đồng thời thông báo việc thay đổi tên công ty tới các cơ quan như thuế, ngân hàng, viễn thông… Các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải thay đổi theo tên mới của công ty.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của công ty Luật Việt An về vấn đề “Thay đổi tên công ty”. Quy định pháp luật thì không quá phức tạp tuy nhiên trên thực tế việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp gặp rất nhiều rắc rối, vì vậy để có thể giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.