Thông tư 12/2022/TT-NHNN: quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI VIỆC VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 29 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hi ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hi đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về:

a) Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;

b) Việc mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay; việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của bên cho vay tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam để thực hiện khoản vay nước ngoài;

c) Việc rút vốn, trả nợ và chuyển tiền khác liên quan đến thực hiện khoản vay nước ngoài;

d) Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch chuyển tiền liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam, chuyển tiền bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài, hoàn trả khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đm liên quan đến khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;

đ) Việc cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin trên Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là Trang điện tử);

e) Chế độ báo cáo thống kê về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

2. Việc đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

3. Việc đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài và khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh.

4. Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (sau đây gọi chung là bên đi vay).

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài cho bên đi vay; cung ứng dịch vụ chuyn tiền liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

3. Các tổ chức, cá nhân là bên bảo lãnh, bên bảo đảm tài sản cho khoản vay nước ngoài của bên đi vay.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay từ bên ủy thác cho vay là người không cư trú.

5. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động vay nước ngoài của bên đi vay.

6. Các cá nhân, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quản lý và khai thác thông tin trên Trang điện tử.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chkhoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.

2. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nơi bên đi vay mở tài khoản thanh toán để thực hiện rút vn, trả nợ khoản vay nước ngoài và thực hiện các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài.

3. Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nơi cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, chuyển tiền xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài.

4. Thuê tài chính là việc bên đi thuê là người cư trú nhận khoản tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính với bên cho thuê là người không cư trú; việc xác định hợp đồng thuê tài chính được thực hiện theo hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính quy định.

5. Công cụ nợ là tín phiếu, hối phiếu nhận nợ, trái phiếu do bên đi vay phát hành ngoài lãnh thổ Việt Nam cho người không cư trú.

6. Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là khoản vay nước ngoài được rút vốn vào tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam của bên đi vay hoặc nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.

7. Dự án đầu tư là các dự án được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

8. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài là kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng vn vay nước ngoài trong đó chứng minh mục đích, nhu cầu vay nước ngoài hợp pháp, hợp lý của bên đi vay.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

1. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:

a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:

Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:

Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;

Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;

c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.

2. Các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này.

3. Các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.

Điều 5. Sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả

1. Trường hợp bên đi vay lựa chọn khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đi để giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính, bên đi vay sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin liên quan đến khoản vay được đăng ký, khai báo thông tin về các nội dung đề nghị xác nhận đăng ký thay đổi trước khi gửi hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đi khoản vay nước ngoài.

2. Đối với việc báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài, bên đi vay phải sử dụng Trang điện tử để thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến theo quy định tại Thông tư này.

Điều 6. Thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập

1. Khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài tiếp tục thực hiện trách nhiệm của bên đi vay theo quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp chỉ có 01 tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài của bên đi vay bị chia, tách: bên cho vay, tổ chức mới thành lập sau khi chia, tổ chức bị tách, tổ chức được tách thỏa thuận bằng văn bản để xác định tổ chức sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên đi vay bị chia, tách trong khoản vay nước ngoài, đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp sau khi chia, tách có nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài:

a) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm phải thỏa thuận bàng văn bản về việc ủy quyền cho một tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này;

b) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài cùng mở một tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Trường hợp không cùng mở tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, các tổ chức này phải đảm bảo việc mở các tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại cùng 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để tiếp tục trả nợ khoản vay nước ngoài;

c) Trường hợp một trong các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đi với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc sử dụng tài khoản để trả nợ khoản vay này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều này. Ngân hàng nơi các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài mở tài khoản để trả nợ khoản vay nước ngoài không bắt buộc phải là ngân hàng nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

4. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình hình rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài và/hoặc ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài để các bên có cơ sở tiếp tục thực hiện khoản vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.

Điều 7. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ

1. Bên đi vay gửi 01 bộ hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư này theo 01 trong 02 cách thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước;

b) Gửi qua dịch vụ bưu chính.

2. Các tài liệu trong hồ sơ là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên đi vay về việc sao từ bản chính.

3. Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài là bản dịch do bên đi vay tự dịch hoặc thông qua 01 tổ chức cung cấp dịch vụ dịch thuật. Bên đi vay xác nhận về tính chính xác của bản dịch tiếng Việt với nội dung bằng tiếng nước ngoài.

4. Trường hợp bên đi vay đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi nhiều khoản vay nước ngoài tại cùng một thời điểm hoặc thực hiện trong thời gian Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) đang xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khác của bên đi vay, bên đi vay không cần nộp lại các thành phần hồ sơ có nội dung trùng nhau cho cơ quan đang xử lý thủ tục hành chính.

Chương II

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRANG ĐIỆN TỬ

Điều 8. Trang điện tử

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý thông tin dữ liệu về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thông qua Trang điện tử được truy cập qua địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.

2. Việc sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và Tài liệu hướng dẫn người sử dụng được đăng tải trên Trang điện tử.

3. Các bên đi vay thực hiện đăng ký tài khoản truy cập trên Trang điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 9. Xử lý trong trường hợp gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng Trang điện tử

1. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật (không phải li của bên đi vay), bên đi vay tạm thời báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài bằng văn bản. Sau khi sự cố được khắc phục, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm cập nhật báo cáo của bên đi vay vào Trang điện tử trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của bên đi vay.

2. Trường hợp bên đi vay gặp lỗi kỹ thuật (do lỗi của bên đi vay), bên đi vay có trách nhiệm:

a) Tích cực chủ động, khẩn trương tìm giải pháp khắc phục lỗi hoặc chủ động phối hợp với bộ phận kỹ thuật phụ trách Trang điện tử tìm giải pháp khắc phục lỗi;

b) Tạm thời báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả bng văn bản theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) về sự cố kỹ thuật này;

c) Cập nhật báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả vào Trang điện tử ngay sau khi sự cố được khắc phục.

Điều 10. Tài khoản truy cập

1. Tài khoản truy cập là tên và mật khẩu truy cập Trang điện tử cấp cho người sử dụng gồm:

a) Bên đi vay;

b) Các công chức thuộc Vụ Quản lý ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tham gia quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;

c) Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân quyền khai thác số liệu vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

2. Khi đã được cấp tài khoản truy cập, người sử dụng thực hiện việc khai báo thông tin, báo cáo, quản lý và sử dụng thông tin trên Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình.

3. Đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với người sử dụng là bên đi vay:

a) Người sử dụng điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị cấp tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử, in tờ khai từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;

b) Người sử dụng gửi tờ khai quy định tại điểm a Khoản này qua dịch vụ bưu chính hoặc nộtrực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp tài khoản truy cập của người sử dụng với các thông tin đy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này duyệt và cấp tài khoản truy cp qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chi cp tài khoản truy cập phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.

4. Đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập:

a) Bên đi vay đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập khi có thay đổi như sau: Tên bên đi vay, loại hình doanh nghiệp của bên đi vay, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại liên hệ, địa chỉ hộp thư điện tử;

b) Quy trình thực hiện:

Bên đi vay điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin về tài khoản truy cập, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này duyệt nội dung thay đổi tài khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chi phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.

5. Thẩm quyền cấp và quản lý tài khoản truy cập:

a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính cấp và quản lý tài khoản truy cập cho bên đi vay trên địa bàn quản lý;

b) Vụ Quản lý ngoại hối – Ngân hàng Nhà nước cấp và quản lý tài khoản truy cập cho các cá nhân, đơn vị quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này.

Chương III

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI TỰ VAY, TỰ TRẢ

Mục 1. ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY

Điều 11. Khoản vay phải thực hiện đăng ký

Khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.

2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm.

3. Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.

Điều 12. Thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký

1. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.

2. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày rút vn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay nước ngoài.

3. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày rút vn đu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng.

4. Ngày rút vốn quy định tại Điều này là:

a) Ngày tiền được ghi “có” trên tài khoản của bên đi vay đối với các khoản vay giải ngân bằng tiền;

b) Ngày bên cho vay thanh toán cho người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;

c) Ngày bên đi vay được ghi nhận là hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên cho vay trong trường hợp các bên lựa chọn rút vn khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức thanh toán bù trừ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 34 Thông tư này.

d) Ngày bên đi vay nhận tài sản thuê đối với các khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đi tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Điều 13. Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay

1. Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay (sau đây gọi là thỏa thuận vay nước ngoài) là các thỏa thuận có hiệu lực rút vốn được ký kết giữa bên đi vay và bên cho vay là người không cư trú; các công cụ nợ do người cư trú phát hành cho người không cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam; thỏa thuận ủy thác cho vay hoặc thỏa thuận ủy thác cho vay kèm theo thỏa thuận cho vay lại trong trường hợp đối tượng ủy thác là bên có trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho bên ủy thác là người không cư trú.

2. Bên đi vay không phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay khi ký với người không cư trú các thỏa thuận không có hiệu lực rút vốn như hiệp định tín dụng khung, biên bản ghi nhớ, hoặc các thỏa thuận tương tự khác. Nội dung các thỏa thuận này phải đảm bảo không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Trường hợp phát sinh khoản vay tự vay, tự trả trung, dài hạn của bên đi vay khi có văn bản làm phát sinh hiệu lực rút vốn của các thỏa thuận nêu tại khoản 2 Điều này, bên đi vay thực hiện đăng ký khoản vay theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp này, thỏa thuận vay nước ngoài bao gồm thỏa thuận ban đầu và văn bản làm phát sinh hiệu lực rút vốn của các thỏa thuận đó.

Điều 14. Đối tượng thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay

Bên đi vay thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay bao gồm:

1. Bên đi vay ký kết thỏa thuận vay nước ngoài với bên cho vay là người không cư trú.

2. Tổ chức chịu trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho bên ủy thác trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký hợp đồng nhận ủy thác cho vay lại với bên ủy thác là người không cư trú.

3. Bên có nghĩa vụ trả nợ theo công cụ nợ phát hành ngoài lãnh thổ Việt Nam cho người không cư trú.

4. Bên đi thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính với bên cho thuê là người không cư trú.

5. Tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng đăng ký, đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp bên đi vay đang thực hiện khoản vay nước ngoài thì thực hiện chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập.

Điều 15. Trình tự thực hiện đăng ký khoản vay

1. Chuẩn bị Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh:

a) Trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;

b) Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn gửi hồ sơ:

Bên đi vay gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài tới Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 20 Thông tư này trong thời hạn:

a) 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn;

b) 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này mà ngày ký thỏa thuận gia hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên;

c) 30 ngày làm việc kể từ ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài đ chuyn số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài.

d) 60 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với:

Khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này mà ngày ký thỏa thuận gia hạn sau 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên; và

Khoản vay quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.

3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chi xác nhận đăng ký khoản vay (có nêu rõ lý do) trong thời hạn:

a) 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử;

b) 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử;

c) 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay đi với trường hợp khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.

4. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đănký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Thông tư này có trách nhiệm:

a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký khoản vay với các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài;

b) Nhập các thông tin liên quan của khoản vay trên Trang điện tử để tạo mã khoản vay và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để bên đi vay kịp thời theo dõi.

5. Đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện vay nước ngoài, thủ tục đăng ký khoản vay đồng thời là thủ tục đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận khoản vay; văn bản xác nhận đăng ký khoản vay đồng thời là văn bản chấp thuận khoản vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 16. Hồ sơ đăng ký khoản vay

1. Đơn đăng ký khoản vay theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.

2. Bản sao hồ sơ pháp lý của bên đi vay: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc các tài liệu tương đương khác.

3. Bản sao hoặc bản chính văn bản chứng minh mục đích vay bao gồm:

a) Đối với khoản vay để thực hiện dự án đầu tư: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan;

b) Đối với khoản vay thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh khác khônphải dự án đầu tư: Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

c) Đối với khoản vay để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay: Phương án cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

d) Đối với khoản vay quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này: Báo cáo việc sử dụng khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh như phương án sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay, phương án cơ cấu khoản nợ nước ngoài);

đ) Các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b và c Khoản này không áp dụng đối với các khoản vay của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước mà Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu và đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, chấp thuận theo quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có).

5. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp khoản vay được bảo lãnh.

6. Bn sao văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp đối với bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước (không áp dụng đối với khoản vay của ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu và đã được Ngân hànNhà nước phê duyệt, chấp thuận theo quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp).

7. Báo cáo việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về điều kiện vay nước ngoài tự vay, tự trả tại thời điểm cuối 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay đến thời điểm cuối tháng gần nhất trước thời điểm gửi đầy đủ hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) đến thời điểm đăng ký khoản vay (áp dụng đối với bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản) trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài;

b) Trường hợp phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt chứng từ của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên cho vay về các giao dịch thu, chi liên quan đến việc hình thành khoản vay;

c) Trường hợp khoản vay thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu;

d) Trường hợp bên đi vay không thể cung cấp được xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch tài khoản theo quy định tại các điểm a, b, c khoản này do:

Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động trước khi bên đi vay thay đổi sang ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khác, hoặc;

Việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài thuộc các trường hợp rút vốn, trả nợ không phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài theo quy định tại Điều 34 Thông tư này;

Bên đi vay lựa chọn một trong các tài liệu khác chứng minh tình hình rút vốn, trả nợ khoản vay như sau: bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét có thông tin chứng minh bên đi vay đã tiếp nhận khoản vay, dư nợ đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài; bản sao và bản dịch tiếng Việt văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại ở nước ngoài nơi bên đi vay mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay; bản sao và bản dịch tiếng Việt thư xác nhận của ngân hàng ở nước ngoài về số tiền bên cho vay đã thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay.

9. Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định về điều kiện vay nước ngoài bằng đng Việt Nam.

10. Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Mục 2. ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY

Điều 17. Đăng ký thay đổi khoản vay

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.

2. Bên đi vay thực hiện thông báo nội dung thay đổi trên Trang điện tử, không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đi với các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong phạm vi 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận;

b) Thay đổi địa chỉ của bên đi vay nhưng không thay đổi tnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính, bên đi vay gửi thông báo về việc đi địa chỉ cho Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đi khoản vay nước ngoài của bên đi vay;

c) Thay đổi bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay trong khoản vay hợp vn và việc thay đổi bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;

d) Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm;

đ) Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay nước ngoài so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phí quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Bên đi vay có trách nhiệm lập bảng tính lãi, phí phải trả đ ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở kiểm tra, theo dõi khi thực hiện việc chuyn tin;

e) Thay đổi (tănhoặc giảm) số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tin tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tin đã nêu trong văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đi khoản vay nước ngoài;

g) Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.

3. Đối với nội dung thay đổi tại điểm g khoản 2 Điều này, trước khi thực hiện rút vốn, trả nợ số tiền còn lại của k đó, bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 18. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay

1. Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi khoản vay:

a) Trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gi hồ sơ: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;

b) Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành mẫu Đơn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày:

a) Các bên ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm thực hiện nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với thỏa thuận vay nước ngoài);

b) Tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày các bên ký thỏa thuận về việc thay đổi bên đi vay trong trường hợp bên đi vay ban đầu bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập (tùy thuộc ngày nào đến sau) và trước khi tiếp tục rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài;

c) Bên đi vay hoàn thành việc cập nhật thông tin thay đổi tên và/hoặc thay đổi địa chỉ chuyển trụ sở chính sang tỉnh, thành phố khác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

d) Bên cho vay (hoặc tổ chức đại diện bên cho vay trong khoản vay hp vn – nếu có), bên bảo đảm, bên bảo lãnh hoặc các bên liên quan khác được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi gửi văn bản thông báo cho bên đi vay về việc đổi tên và trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến các bên này.

3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay (có nêu rõ lý do) trong thời hạn:

a) 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vađã khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký thay đổi, hoặc;

b) 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký thay đổi.

4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 20 Thông tư này có trách nhiệm:

a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay với các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký thay đổi;

b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của khoản vay trên Trang điện tử để lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký thay đổi; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để bên đi vay kịp thời theo dõi.

Điều 19. Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay

1. Đơn đăng ký thay đổi khoản vay theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi liên quan đến nội dung bên đi vay đăng ký thay đổi.

3. Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài của bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng số tiền vay hoặc kéo dài thời hạn vay (không áp dụng đối với khoản vay của ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu và đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, chấp thuận theo quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp).

4. Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp thay đổi tăng số tiền vay, thay đổi mục đích sử dụng khoản vay đối với phần tiền vay chưa thực hiện.

5. Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng số tiền vay nước ngoài.

6. Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời điểm đăng ký thay đổi khoản vay đối với trường hợp đăng ký thay đổi số tiền vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ hoặc thay đổi ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài khoản.

Trường hợp bên đi vay không thể cung cấp được xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch tài khoản theo quy định tại khoản này do ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động trước khi bên đi vay thay đổi sang ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khác và/hoặc việc rút vn, trả nợ khoản vay nước ngoài thuộc các trường hợp rút vn, trả nợ không phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài theo quy định tại Điều 34 Thông tư này, bên đi vay lựa chọn cung cấp các tài liệu khác như được quy định tại điểm d khoản 8 Điều 16 Thông tư này.

Mục 3. XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY

Điều 20. Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay

1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong Thông tư này gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền) là:

a) Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối): đối với các khoản vay có số tiền vay trên 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương);

b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính: đối với các khoản vay có số tiền vay đến 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương) trừ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận.

2. Trường hợp việc thay đổi tăng hoặc giảm số tiền vay, thay đổi đồng tin vay, thay đổi trụ sở chính của bên đi vay, thay đi bên đi vay sang doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc địa bàn tỉnh, thành phố khác làm thay đi Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay:

a) Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đến cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài lần gần nhất.

b) Cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay lần gần nht làm đu mi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vacủa bên đi vay. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thay đi, Cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay lần gần nht chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi khoản vay và bản sao hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký thay đổi (nếu có) đã thực hiện của khoản vay cho Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này để Cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử lý.

3. Trường hợp khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận, Vụ Quản lý ngoại hối làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

4. Tỷ giá sử dụng để xác định Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng tại thời điểm ký các thỏa thuận vay nước ngoài hoặc thỏa thuận thay đổi của khoản vay nước ngoài liên quan đến số tiền vay.

Điều 21. Cơ sở thực hiện xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay

1. Giá trị khoản vay nước ngoài nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm do Thủ tướng Chính phủ duyệt.

2. Việc bên đi vay tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện vay nước ngoài, quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan tại thời điểm nộp hồ sơ.

Điều 22. Chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay

Cơ quan có thẩm quyền xử lý đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài có văn bản chm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trong trường hợp hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đi khoản vay nước ngoài.

Điều 23. Trường hợp văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay đương nhiên hết hiệu lực

1. Văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cuối cùng của kỳ rút vốn đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận mà bên đi vay không thực hiện việc rút vốn và không đăng ký thay đổi kế hoạch rút vn khoản vay theo quy định tại Thông tư này.

2. Sau khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp tiếp tục thực hiện khoản vay, bên đi vay phải thực hiện lại thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện khoản vay.

Điều 24. Xử lý khoản vay nước ngoài khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo

1. Trường hợp phát hiện hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo các giy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện vay nước ngoài để được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, Cơ quan có thẩm quyền có văn bản gửi bên đi vay (đồng thời sao gửi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm – nếu có) thông báo chấm dứt hiệu lực của văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của bên đi vay.

2. Sau khi nhận được công văn chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài nêu tại khoản 1 Điều này, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không tiếp tục thực hiện chuyn tin liên quan đến khoản vay nước ngoài theo các nội dung được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đi khoản vay nước ngoài. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan có thẩm quyền về các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài đã thực hiện qua các ngân hàng này đến thời điểm văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực của văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

3. Từ thời điểm văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực, bên đi vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đng Việt Nam mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để hoàn trả dư nợ khoản vay nước ngoài, khoản nhận nợ (nếu có).

4. Các bên thỏa thuận sử dụng tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng hoặc tỷ giá mua, bán ngoại tệ do ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam niêm yết tại thời điểm văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chm dứt hiệu lực hoặc thời điểm chuyển tiền trả nợ để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay.

Điều 25. Sao gửi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay

1. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) sao gửi các văn bản sau đây cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm để phối hợp theo dõi và thực hiện:

a) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay;

b) Văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay.

2. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) sao gửi các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay có trụ sở chính để phối hợp quản lý, theo dõi và đôn đc báo cáo.

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố sao gửi các văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để phối hợp quản lý.

Chương IV

MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THỰC HIỆN KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI

Mục 1. TÀI KHOẢN VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

Điều 26. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay

1. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài; thực hiện giao dịch phái sinh đ phònngừa rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyn tin khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm cho khoản vay nước ngoài.

2. Đối với bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài (không bao gồm khoản vay nêu tại điểm c khoản này):

Bên đi vay sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này. Trường hợp đồng tiền vay không phải là đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, bên đi vay được mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác để thực hiện khoản vay nước ngoài tại ngân hàng nơi bên đi vay mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này;

b) Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài: bên đi vay có thể sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản này hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài. Mỗi khoản vay theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay ngắn hạn nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này;

c) Đối với các khoản vay ngắn hạn còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn và bên đi vay sẽ thực hiện trả nợ trong thời gian 30 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn, bên đi vay thực hiện trả nợ qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài đang sử dụng cho khoản vay này;

d) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổ chức cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài của bên đi vay ban đầu sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không bắt buộc sử dụng tài khoản vn đầu tư trực tiếp để thực hiện hoàn trả khoản nợ mà tổ chức này chịu trách nhiệm liên đới.

3. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vn, trả nợ gốc, nợ lãi). Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này.

Điều 27. Theo dõi vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay không bt buộc phải mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài.

2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi các giao dịch liên quan đến việc vay nước ngoài của mình theo đúng các quy định hiện hành về hạch toán, kế toán đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài theo đúng nội dung văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 28. Nội dung thu, chi trên tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ

Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài như sau:

1. Các giao dịch thu:

a) Thu tiền rút vốn khoản vay nước ngoài;

b) Thu từ mua ngoại tệ từ tổ chức tín dụng được phép để chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài hoặc khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú, thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay;

c) Thu chuyển đổi ngoại tệ từ nguồn rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền giải ngân từ bên cho vay không phải là đng tin của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài;

d) Thu từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của bên đi vay mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam, tài khoản ngoại tệ của bên đi vay mở tại nước ngoài;

đ) Thu các khoản thu được phép từ giao dịch phái sinh liên quan đến khoản vay nước ngoài;

e) Thu lãi được nhận tính trên số dư tài khoản theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Các giao dịch chi:

a) Chi chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài;

b) Chi chuyển ra nước ngoài để thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay, thanh toán khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú theo quy định tại Chương V Thông tư này;

c) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của bên đi vay;

d) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;

đ) Chi chuyển sang tài khoản ngoại tệ của bên đi vay mở tại nước ngoài để thực hiện các cam kết theo thỏa thuận vay nước ngoài;

e) Chi mua ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền trả nợ không phải là đồng tin của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài;

g) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản;

h) Chi các khoản chi được phép theo giao dịch phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất liên quan đến khoản vay nước ngoài.

Điều 29. Nội dung thu, chi trên tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam

Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài bng đồng Việt Nam như sau:

1. Các giao dịch thu:

a) Thu chuyển khoản tiền rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp bên cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bng đồng Việt Nam mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

b) Thu tiền rút vn từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam trong trường hợp bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Việt Nam để giải ngân khoản vay;

c) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên đi vay;

d) Thu lãi được nhận tính trên số dư tài khoản theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Các giao dịch chi:

a) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bng đồng Việt Nam của bên cho vay để thanh toán nợ (gốc, lãi) trong trường hợp bên cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay;

b) Chi mua ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường hợp bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay;

c) Chi thanh toán khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm theo quy định tại Chương V Thông tư này;

d) Chi thanh toán các loại phí bằng đồng Việt Nam, chi mua ngoại tệ để thanh toán các loại phí bng ngoại tệ liên quan đến khoản vay nước ngoài;

đ) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên đi vay;

e) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyn tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.

Điều 30. Tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

1. Bên cho vay mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú tại 01 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện các mục đích sau:

a) Giải ngân, thu hồi nợ của khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong trường hợp bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;

b) Thu hồi nợ của khoản vay thuộc đối tượng đăng ký theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này nhưng không đủ điều kiện xác nhận đăng ký;

c) Thu hồi nợ của khoản vay nước ngoài còn dư nợ nhưng văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo theo quy định tại Thông tư này.

2. Bên cho vay không được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này cho các mục đích khác ngoại trừ các giao dịch như sau:

aThu từ nguồn lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay

b) Chi mua ngoại tệ để chuyển về tài khoản của bên cho vay ở nước ngoài;

c) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán khác bằng đồng Việt Nam của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

d) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.

3. Việc bên cho vay sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú tại ngân hàng thương mại để giải ngân, thu hồi nợ đối với khoản vay nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Trường hợp mở và sử dụng tài khoản trên lãnh thổ Việt Nam, bên cho vay có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về việc mở và sử dụng tài khoản của người không cư trú tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài.

Mục 2. RÚT VỐN, CHUYỂN TIỀN THỰC HIỆN KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI

Điều 31. Nguyên tắc minh bạch dòng tiền

1. Đối với bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này.

2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài phải được ghi rõ mục đích chuyn tin để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở đi chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch.

3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu bên cho vay ghi rõ mục đích của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn thanh toán.

Điều 32. Chuyển tiền thực hiện khoản vay nước ngoài

1. Bên đi vay thực hiện chuyển tiền rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.

a) Trường hợp thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, bên đi vay yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản mới tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài;

b) Trường hợp thay đổi đồng tiền nhưng không thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có trách nhiệm giám sát việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

2. Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay chỉ được thực hiện rút vn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi, trừ trường hợp:

a) Rút vốn, trả một phần nợ gốc và lãi trong năm đầu tiên của khoản vay thuộc đối tượng đăng ký quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này. Đối với các khoản vay ngắn hạn được ký thỏa thuận gia hạn thành trung, dài hạn trong thời gian 12 tháng tính từ ngày rút vốn đu tiên, kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn, việc rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) khoản vay chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký. Bên đi vay có trách nhiệm thông báo với Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về việc khoản vay ngắn hạn đã được ký thỏa thuận gia hạn thành khoản vay trung, dài hạn;

b) Rút vốn khoản vay phát sinh từ thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư thành vốn vay nước ngoài.

3. Bên đi vay chỉ được nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) khoản vay từ tài khoản của bên cho vay, đại diện của các bên cho vay hoặc ngân hàng đại lý thanh toán của các bên cho vay trong trường hợp khoản vay hợp vốn hoặc khoản vay có sử dụng ngân hàng đại lý thanh toán theo quy định tại thỏa thuận vay.

4. Trường hợp nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua tài khoản của bên thứ ba là người không cư trú không phải các đối tượng nêu tại khoản 3 Điều này, nội dung này cn được quy định rõ trong thỏa thuận vay (hoặc thỏa thuận thay đổi), trường hợp khoản vay thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước thì nội dung này phải được xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.

5. Bên đi vay thực hiện trả nợ vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Khoản vay thuộc đối tượng đăng ký theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này nhưng không đủ điều kiện xác nhận đăng ký. Tỷ giá hối đoái áp dụng để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay theo quy định tại Điểm này là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng hoặc tỷ giá mua, bán ngoại tệ do ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam niêm yết áp dụng tại thời điểm Cơ quan có thẩm quyền có văn bản từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài hoặc thời điểm chuyển tiền trả nợ;

b) Khoản vay nước ngoài còn dư nợ nhưng văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo. Tỷ giá hối đoái áp dụng để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư này.

c) Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay.

Điều 33. Mua ngoại tệ và chuyển tiền trả nợ nước ngoài

1. Bên đi vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến trả nợ gốc, lãi và phí của khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình các chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp theo quy định của pháp luật và yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.

2. Tổ chức tín dụng được phép quy định về chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trên nguyên tắc xác minh nghĩa vụ nợ hp pháp của bên đi vay thông qua thỏa thuận vay nước ngoài, chứng từ xác định việc rút vốn của khoản vay, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp khoản vay phải đănký với Ngân hàng Nhà nước) và các hồ sơ khác (nếu có) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.

Điều 34. Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài

1. Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;

b) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;

c) Rút vốn thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;

d) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên cho vay bao gồm: nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định tại Thông tư này trực tiếp với bên cho vay;

đ) Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyn thành vn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;

b) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;

c) Trả nợ thông qua việc bên cho vavà bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;

d) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay;

đ) Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn hoặc trả nợ theo các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bên đi vay có trách nhiệm thông báo và gửi chứng từ chứng minh việc đã thực hiện rút vốn, trả nợ theo các hình thức không sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản biết và tiếp tục theo dõi khoản vay nước ngoài của bên đi vay.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH BẢO ĐẢM KHOẢN VAY TỰ VAY, TỰ TRẢ

Điều 35. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Đối với khoản vay nước ngoài có bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên cho vay nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) khi được yêu cầu theo cam kết tại thỏa thuận vay, văn bản cam kết bo lãnh (thư bo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) đã ký kết giữa các bên liên quan, đảm bảo không trái quy định hiện hành của pháp luật.

2. Bên bảo lãnh là người cư trú chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này).

3. Trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, việc chuyển tiền bảo lãnh không bắt buộc phải thực hiện qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về số tiền bảo lãnh đã thực hiện.

Điều 36. Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo hình thức bảo đảm bằng tài sản

1. Khi phát sinh nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản cho khoản vay nước ngoài, bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo các cam kết tại thỏa thuận vay và các thỏa thuận bảo đảm không trái với quy định pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc chuyển số tiền thu được sau khi xử lý tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam cho bên cho vay hoặc đại diện bên cho vay để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản (sau đây gọi là “chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sn”) phải thực hiện qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.

3. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, bên đi vay có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thông tin về nghĩa vụ nợ đã được thanh toán bằng việc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Điều 37. Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm

1. Việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (bao gồm chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản) phải thực hiện qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư này.

2. Trường hợp ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm đồng thời là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của khoản vay nước ngoài thì Ngân hàng này chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ các chứng từ có liên quan theo quy định của pháp luật khi chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.

3. Trường hợp ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của khoản vay nước ngoài, khi chuyn tin thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, ngân hàng có trách nhiệm như sau:

a) Kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện chuyển tiền trên cơ sở các chứng từ nêu tại khoản 4 Điều này;

b) Trong thời gian 07 ngày làm việc tính từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, thông báo và gửi cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản chứng từ chứng minh số tiền nợ (gốc, lãi, phí) đã trả cho bên cho vay thông qua thực hiện nghĩa vụ bảo đảm để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản theo dõi, xác định dư nợ gốc, lãi, phí của khoản vay và làm cơ sở cho việc thực hiện chuyển tiền hoàn trả khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.

4. Các chứng từ để ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm cho phép thực hiện giao dịch chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay nước ngoài bao gồm:

a) Thỏa thuận vay nước ngoài;

b) Các thỏa thuận về việc bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản liên quan đến khoản vay nước ngoài;

c) Văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo đảm từ bên cho vay (hoặc tổ chức đại diện cho bên cho vay hoặc tổ chức đại diện bên cho vay xử lý tài sản bảo đảm) theo thỏa thuận của các bên về việc bảo lãnh, xử lý tài sản bảo đảm, trong đó nêu cụ thể nghĩa vụ thanh toán mà bên đi vay không thực hiện được theo thỏa thuận vay;

d) Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ khoản vay đến thời điểm đề nghị chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm;

đ) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước trong đó có thông tin ghi nhận về biện pháp bảo đảm đối với khoản vay nước ngoài (áp dụng đối với trường hợp khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước);

e) Các chứng từ, tài liệu khác (nếu có) theo quy định của ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm.

5. Bên đi vay có trách nhiệm thông báo cho bên bảo đảm về ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm và khai báo đầy đủ thông tin về các ngân hàng này khi đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong trường hợp khoản vay thuộc đối tượng đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này).

Điều 38. Khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm

1. Khoản nhận nợ (nếu có) giữa bên đi vay và bên bảo đảm là khoản nợ mà bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên bảo đảm sau khi bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo các thỏa thuận giữa bên đi vay, bên bảo đảm, bên cho vay liên quan đến khoản vay nước ngoài (sau đây gọi tắt là “khoản nhận nợ”).

2. Khoản nhận nợ tối đa không vượt quá số tiền tương đương với nghĩa vụ nợ theo thỏa thuận vay nước ngoài đã được thực hiện thông qua thực thi các biện pháp bảo đảm.

3. Trường hợp bên đi vay và bên bảo đảm là người cư trú có thỏa thuận về lãi, phí đối với khoản nhận nợ, nội dung thỏa thuận về lãi, phí đối với khoản nhận nợ phải phù hợp với quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự.

4. Trường hợp bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú có thỏa thuận về lãi, phí đối với khoản nhận nợ, tổng số tiền lãi, phí mà bên đi vay trả cho bên bảo đảm quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm tính trên tổng số tiền khoản nhận nợ không vượt quá lãi suất áp dụng cho số tiền vay chậm thanh toán quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài có biện pháp bảo đảm.

5. Việc thỏa thuận đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán khoản nhận nợ trên lãnh thổ phải phù hợp với quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 39. Hoàn trả khoản nhận nợ

1. Bên đi vay thực hiện hoàn trả khoản nhận nợ cho bên bảo đảm trên cơ sở xuất trình cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản:

a) Thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài;

b) Thỏa thuận của các bên về nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ của bên đi vay đối với bên bảo đảm;

c) Chứng từ chứng minh việc bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài (sao chứng từ chuyển tiền chứnminh bên bảo lãnh đã trả nợ thay cho bên đi vay, chứng từ chứng minh số tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm đã chuyển qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm, chng từ chứng minh việc chuyển giao tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ);

d) Các chứng từ, tài liệu khác (nếu có) theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.

2. Việc hoàn trả khoản nhận nợ cho bên bảo đảm phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Trường hợp đồng tiền thanh toán khoản nhận nợ khác với đồng tiền của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có thể thực hiện thông qua một tài khoản khác mở tại cùng ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay.

Chương VI

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỐI VỚI KHOẢN VAY TỰ VAY, TỰ TRẢ

Điều 40. Chế độ báo cáo đối với ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản

Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép.

Điều 41. Chế độ báo cáo đối với bên đi vay

1. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của bên đi vay trên Trang điện tử, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử (hoặc nhập thông tin từ báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định. Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử (hoặc báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) tình hình thực hiện khoản vay ngắn, trung, dài hạn với số liệu sai sót đã được khắc phục; đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt theo quy định tại Thông tư này.

Điều 42. Báo cáo đột xuất

Các trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, bên đi vay, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 43. Trách nhiệm của bên đi vay

1. Tuân thủ các quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký kết và thực hiện thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận bảo đảm khoản vay nước ngoài.

2. Xuất trình chứng từ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi xác định tính chất của khoản vay là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác và khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài.

3. Thực hiện các quy định về khai báo thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo đúng quy định tại Thông tư này.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về:

a) Việc xác định tính chất khoản vay nước ngoài là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác. Trường hợp khoản vay nước ngoài là khoản vay dưới hình thức thuê tài chính, bên đi vay có trách nhiệm xác định ngày nhận tài sản thuê và cung cấp thông tin cho Cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi được yêu cầu;

b) Tính chính xác, trung thực của: các thông tin cung cấp, khai báo tại Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình; các thông tin, tài liệu cung cấp kèm theo hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, các báo cáo gi đến cơ quan có thẩm quyền; các thông tin cung cấp, các chứng từ xuất trình cho ngân hàng thương mại khi thực hiện các giao dịch chuyn tin liên quan đến khoản vay nước ngoài.

Điều 44. Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm

1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.

2. Kiểm tra, lưu giữ chứng từ khi cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.

3. Cung cấp thông tin chính xác về việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, bên đi vay, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay.

Điều 45. Trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản

1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ tài khoản cho các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ, trả phí, giao dịch chuyển tin liên quan đến bảo đảm khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này) trên cơ sở:

a) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong trường hợp khoản vay thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi), văn bản liên quan đến việc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài;

b) Thỏa thuận vay, thỏa thuận thay đổi thỏa thuận vay và các thỏa thuận khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài;

c) Phương án sử dụng vốn vay, Dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài ngắn hạn của khoản vay nước ngoài ngắn hạn (có cam kết của bên đi vay về việc Phương án này đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định về điều kiện vay, trả nợ nước ngoài), áp dụng với khoản vay nước ngoài ngắn hạn;

d) Chứng từ chứng minh việc bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm liên quan đến khoản vay tự vay, tự trả (chứng từ chuyển tiền chứng minh bên bảo lãnh đã trả nợ thay cho bên đi vay, chứng từ chứng minh số tiền đã được bên bảo đảm hoặc tổ chức đại diện xử lý tài sản bảo đảm chuyển tiền cho bên cho vay hoặc đại diện các bên cho vay hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương);

đ) Tài liệu chứng minh bên đi vay chấp hành chế độ báo cáo trực tuyến về tình hình vay, trả nợ nước ngoài ngắn hạn theo quy định tại Thông tư này (bản chụp màn hình báo cáo trên Trang điện tử có xác nhận của bên đi vay);

e) Tài liệu chứng minh bên đi vay thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với kỳ thanh toán khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài (nếu có);

g) Hồ sơ, tài liệu khác theo quy định nội bộ của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.

2. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính khớp đúng của các đề nghị chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) với các tài liệu do bên đi vay và các bên liên quan xuất trình để đảm bảo các giao dịch chuyển tin liên quan đến khoản vay nước ngoài phù hợp với văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi (trong trường hợp khoản vay phải đăng ký, đăng ký thay đi), thỏa thuận vay và các thỏa thuận khác có liên quan; đúng quy định về quản lý ngoại hối.

3. Cung cấp thông tin chính xác về khoản vay nước ngoài của bên đi vay (bao gồm các nội dung số tiền đã rút vốn, trả nợ; thời gian rút vốn, trả nợ; thông tin tham chiếu thỏa thuận vay, bên cho vay) tại văn bản xác nhận tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài của bên đi vay theo yêu cầu của bên đi vay hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Điều 46. Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối

1. Chủ trì xây dựng mô hình quản lý thông tin vay, trả nợ nước ngoài thông qua Trang điện tử.

2. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.

3. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài phục vụ công tác xây dựng, điều hành chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

4. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam:

a) Xây dựng Tài liệu hướng dẫn người sử dụng, đăng tải và cập nhật thường xuyên trên Trang điện tử;

b) Chỉnh sửa và nâng cấp nội dung Trang điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, đảm bảo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;

c) Giải đáp vướng mắc liên quan đến Trang điện tử; tiếp nhận và kịp thời hướng dẫn, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của người sử dụng trong quá trình khai thác, vận hành Trang điện tử;

d) Hướng dẫn việc đăng ký và cấp tài khoản truy cập, đănký thay đổi thông tin tài khoản truy cập cho các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Điều 47. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam

1. Duy trì vận hành Trang điện tử an toàn và ổn định, đảm bảo Trang điện tử và cơ sở dữ liệu quản lý vay, trả nợ nước ngoài không bị truy cập trái phép.

2. Sử dụng thông tin vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, phục vụ yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 46 Thông tư này.

Điều 48. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, nhắc nh, đôn đốc các bên đi vay thực hiện khai báo thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư này.

3. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài trong phạm vi thẩm quyền phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài trên địa bàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

4. Cung cấp ý kiến giám sát đối với việc tuân thủ quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc thẩm quyền thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi được Cơ quan có thẩm quyền gửi xin ý kiến). Phạm vi ý kiến giám sát bao gồm ý kiến đối với các chỉ tiêu riêng lẻ và các chỉ tiêu hợp nht của các tỷ lệ, giới hạn mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

5. Kiểm tra, thanh tra, và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 49. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng

1. Cung cấp ý kiến giám sát đối với việc tuân thủ quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc thẩm quyền thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng khi được Cơ quan có thẩm quyền gửi xin ý kiến). Phạm vi ý kiến giám sát bao gồm ý kiến đối với các chỉ tiêu riêng lẻ và các chỉ tiêu hợp nhất của các tỷ lệ, giới hạn mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2022 trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quy định về việc thực hiện phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với kỳ thanh toán của khoản vay nước ngoài và quy định trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản đối với việc bên đi vay đã thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ áp dụng từ thời điểm quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (trong đó có quy định về phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với khoản vay nước ngoài) có hiệu lực thi hành.

3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

b) Thông tư số 05/2016/TT-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

c) Thông tư số 05/2017/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Điều 51. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với việc thực hiện các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm: Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện (rút vốn, trả nợ) theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Trường hợp phát sinh các nội dung thay đổi được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, Bên đi vay thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên cho vay, không cần thực hiện đăng ký thay đối với Ngân hàng Nhà nước.

2. Đối với khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam:

a) Các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận đăng ký, đăng ký thay đi trước ngày 15/4/2016 được tiếp tục thực hiện theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

b) Trường hợp phát sinh nội dung thay đổi của các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi, việc xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

3. Đối với việc thực hiện khoản vay nước ngoài ngắn hạn: Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn đã được thực hiện (rút vốn, trả nợ) trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện qua các tài khoản hiện thời.

4. Đối với các khoản vay nước ngoài đã được xác nhận nội dung về địa chỉ của bên cho vay tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi, trường hợp có sự thay đổi địa chỉ bên cho vay nhưng không thay đổi quốc gia chủ nợ, bên đi vay không cn thực hiện đăng ký thay đi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.

5. Đối với các hồ sơ đănký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đã gửi Ngân hàng Nhà nước đy đủ trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục xử lý theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đi với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (và các văn bản sửa đổi, bổ sung), trừ trường hợp khoản vay nước ngoài, nội dung đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài không còn thuộc đối tượng, trường hợp phải đăng ký, đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này.

Điều 52. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Qun lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật doanh nghiệp

    Pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title