Với các chính sách mở cửa thị trường đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng, ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Bưu chính, với tư cách là một lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giao thương trong nước, khu vực và trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực bưu chính nói chung, dịch vụ bưu chính quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh bưu chính quốc tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (gọi tắt là Giấy phép bưu chính). Chỉ khi được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính một cách hợp pháp.
Cơ sở pháp lý
Luật Bưu chính năm 2010;
Nghị định số 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Bưu chính.
Nghị định 25/2022/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 219/2016-TT-BTC ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính.
Các doanh nghiệp kinh doanh các hạng mục sau cần xin giấy phép bưu chính
Theo quy định tại Luật Bưu chính 2010, “Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử”. Như vậy, một số hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính như:
Hoạt động thu gom, chấp nhận bưu gửi: Hoạt động tiếp nhận bưu gửi hoặc thực hiện gom đơn rồi hợp tác với các đơn vị chuyển phát lớn.
Hoạt động vận chuyển bưu gửi: là việc sử dụng phương tiện chuyên dụng để vận chuyển bưu gửi từ đơn vị thu gom, chấp nhận đơn tới địa điểm của đơn vị phát đơn.
Hoạt động phát bưu gửi: bưu gửi sẽ được chia, chọn, phân loại từ đơn vị vận chuyển tới tận tay của người nhận.
Các loại giấy phép bưu chính
Tuỳ thuộc vào mục đích và phạm vi hoạt động, giấy phép bưu chính bao gồm các loại như sau:
Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính nội tỉnh:
Cấp cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính liên tỉnh:
Cấp cho doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện về kinh kinh doanh dịch vụ bưu chính trong phạm vi giữa các tỉnh thành
Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính quốc tế:
Giấy phép này bao gồm: Kinh doanh dịch vụ bưu chính quốc tế chiều đi; chiều đến và hai chiều. Áp dụng nếu doanh nghiệp thực hiện hoạt động bưu chính, chuyển phát nhanh trong phạm vi quốc tế.
Điều kiện được cấp giấy phép bưu chính quốc tế
Có chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính
Lệ phí cấp giấy phép bưu chính quốc tế
Lệ phí cấp giấy phép bưu chính trực tiếp, thời gian làm việc 30 ngày
Quốc tế chiều đến: 29.500.000 đồng
Quốc tế chiều đi: 34.500.000 đồng
Quốc tế hai chiều: 39.500.000 đồng
Hồ sơ được nộp trực tiếp tại trụ sở Vụ Bưu chính – Bộ Thông tin và Truyền thông.
Lệ phí cấp giấy phép bưu chính trực tuyến, thời gian làm việc 30 ngày
Quốc tế chiều đến: 29.500.000 đồng
Quốc tế chiều đi: 34.500.000 đồng
Quốc tế hai chiều: 39.500.000 đồng
Thành phần hồ sơ cấp giấy phép bưu chính quốc tế
Giấy đề nghị cấp giấy phép bưu chính.
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nếu có
Phương án kinh doanh
Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính
Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có)
Bản giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính
Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính
Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính
Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép; (01 bản chính và 02 bản sao)
Tài liệu về tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự; (01 bản chính và 02 bản sao)
Phương án kinh doanh, gồm các nội dung chính sau:
Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;
Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;
Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;
Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;
Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);
Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;
Trình tự thủ tục xin Giấy phép bưu chính quốc tế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Giấy phép bưu chính quốc tế
Công ty chuẩn bị (01) bộ hồ sơ theo hướng dẫn thành phần hồ sơ Giấy phép bưu chính như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Công ty chuẩn bị (01) bộ hồ sơ như hướng dẫn tại mục trên đến Bộ Thông tin và Truyền thông trực tuyến tại địa chỉ: http://dichvucong.mic.gov.vn/
Nộp bản cứng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ ban hành Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Nộp lệ phí
Sau khi Hồ sơ hợp lệ, hệ thống sẽ báo thông báo để công ty tiến hành nộp Lệ phí.
Bước 5: Cấp Giấy phép bưu chính quốc tế
Sau khi đóng Phí thẩm định, Quý công ty thông báo lại trên hệ thống trực tuyến và làm thủ tục để nhận Giấy phép bưu chính quốc tế.
Thời gian thực hiện thủ tục theo quy định là 20 ngày làm việc. Tuy nhiên, Hồ sơ xin Giấy phép bưu chính quốc tếlà một hồ sơ phức tạp. Vì vậy, việc sửa đổi hồ sơ là điều không thể tránh khỏi. Thông thường, doanh nghiệp sẽ mất từ 2-3 tháng để hoàn thành thủ tục.
Lưu ý khi nộp hồ sơ qua hệ thống: http://dichvucong.mic.gov.vn/: Công ty phải dùng Chữ ký số (chữ ký số kê khai thuê của công ty) để đăng ký tài khoản và ký các loại tài liệu. Mỗi công ty chỉ tạo 1 tài khoản duy nhất. Số điện thoại, Email đăng ký không được trùng với các tài khoản đã đăng ký trước đó.
Một số câu hỏi về việc xin Giấy phép bưu chính quốc tế
Tài liệu của đối tác nước ngoài cần cung cấp những gì? Yêu cầu về tài liệu ra sao?
Đối tác nước ngoài cần cung cấp Bản công chứng Hợp pháp hoá lãnh sự, Dịch công chứng sang tiếng Việt gồm Giấy phép kinh doanh và Hợp đồng hợp tác/Biên bản ghi nhớ hoặc Hợp đồng sử dụng dịch vụ bưu chính giữa công ty và đối tác.
Sau khi có Giấy phép bưu chính quốc tế Công ty có được thay khách hàng thực hiện thủ tục hải quan không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Bưu chính:
“Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế được thay mặt người sử dụng dịch vụ bưu chính thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi khi là đại diện hợp pháp của người sử dụng dịch vụ bưu chính”.
Vì vậy, công ty (có giấy phép bưu chính quốc tế) được thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục hải quan (thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi).
Công ty có thể vừa làm Giấy phép bưu chính quốc tế vừa làm Giấy phép bưu chính liên tỉnh được không?
Công ty có thể thực hiện đồng thời cả hai thủ tục. Tuy nhiên, Lệ phí thẩm định sẽ được cộng tổng cả Lệ phí cấp Giấy phép bưu chính quốc tế và liên tỉnh.
Thời hạn của giấy phép?
Tùy vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn thời hạn ghi nhận trên giấy phép nhưng tối đa không quá 10 năm.
Lưu ý: Nếu ngừng cung cấp dịch vụ bưu chính trước khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp nên trả lại giấy phép để tránh những thủ tục không cần thiết như báo cáo, thanh tra, kiểm tra hoạt động bưu chính.
Xe bưu chính có được chạy phố cấm không?
Quy định về xe bưu chính được từng địa phương áp dụng khác nhau. Công ty cần kiểm tra quy định của từng địa phương. Riêng ở tại thành phố Hà Nội, Xe bưu chính được ưu tiên chạy phố cấm, giờ cấm theo quy định tại Quyết định 06/2013/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định ban hành quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Một số quy định về xử phạt hành chính về giấy phép bưu chính
Căn cứ nghị định 14/2022/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;