Tài sản trên đất ở là cách gọi để chỉ những tài sản được xây dựng hay hình thành trên bất động sản. Để thực hiện tốt việc quản lý của Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất thì việc đăng ký tài sản trên đất ở là thủ tục cần thiết khi có phát sinh tài sản trên đất. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp thông tin về thủ tục ghi nhận tài sản trên đất ở theo quy định pháp luật hiện hành.
Tài sản trên đất ở bao gồm những gì?
Tài sản trên đất ở là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những đối tượng tài sản mà con người xây dựng hoặc hình thành trên đất, thường liên quan đến bất động sản. Theo đó, thuật ngữ này đã được Luật đất đai 2013 luật hóa một cách chính xác hơn với khái niệm “tài sản gắn liền với đất”.
Căn cứ Điều 104 Luật Đất đai 2013 hiện hành, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 131 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ năm 2025), quy định tài sản gắn liền với đất đã lược bỏ đối tượng rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm khỏi phạm vi tài sản gắn liền với đất.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu tài sản gắn liền với đất là bất động sản, bao gồm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất đai.
Như vậy, tài sản trên đất ở có thể hiểu là tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất đai.
Điều kiện để đăng ký tài sản trên đất ở
Theo quy định Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai 2013 thì tài sản gắn liền với đất có đủ điều kiện thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi là Giấy chứng nhận). Các điều kiện bao gồm:
So với Luật Đất đai 2013 thì điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hầu như không có sự thay đổi, tuy nhiên các điều kiện này sẽ nằm rải rác trong các Điều 137, 138, 140, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150 Luật Đất đai 2024.
Hồ sơ ghi nhận tài sản trên đất ở
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ đăng ký quyền sở hữu tài sản trên đất bao gồm:
STT
Thành phần
Số lượng
1
Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Bản chính 01
2
Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Bản sao 01
3
Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
Bản sao 01
4
Sổ đỏ đã cấp
Bản sao 01
5
Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Bản sao 01
6
Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất.
Bản chính 01
Thủ tục ghi nhận tài sản trên đất ở
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tài sản trên đất
Người đề nghị thực hiện thủ tục nộp 1 bộ hồ sơ theo đúng quy định tại một trong các cơ quan sau:
Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp quận/huyện;
Nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện;
Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có thể nộp hồ sơ ở UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin người thực hiện thủ tục vào sổ tiếp nhận, đồng thời trao phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ văn phòng đăng ký đất đai sẽ thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả:
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, văn phòng đăng ký đất đai tiến hành thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký đất đai xử lý hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 4: Trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao trực tiếp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người sử dụng đất.
Lệ phí thực hiện thủ tục
Theo STT II.2 Phần B Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015 quy định Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Do đó tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể mà mức Lệ phí cấp Giấy chứng nhận sẽ khác nhau, cụ thể:
Tại Thành phố Hà Nội
Căn cứ điểm b Khoản 5 phần A danh mục các khoản phí và lệ phí kèm theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND Thành phố Hà Nội quy định mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Đvt: Đồng/giấy
Nội dung
Cá nhân, hộ gia đình
Tổ chức
Các phường thuộc quận, thị xã
Khu vực khác
Cấp giấy chứng nhận mới
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
100.000
50.000
500.000
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ở Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND là:
Đvt: Đồng/giấy
Nội dung
Cá nhân, hộ gia đình
Hộ gia đình
Quận
Huyện
Dưới 500m2
Từ 500m2 < 1.000m2
Trên 1.000m2
Cấp giấy chứng nhận lần đầu
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
100.000
100.000
200.000
350.000
500.000
Cấp giấy chứng nhận chỉ có tài sản gắn liền với đất
100.000
100.000
200.000
350.000
500.000
Tại Thành phố Đà Nẵng
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 21/2023/NQ-HĐND Thành phố Đà Nẵng, mức thu phí cấp giấy chứng nhận đối với tài sản trên đất tại địa bàn Thành phố được quy định như sau:
Đvt: Đồng/hồ sơ
Nội dung
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Cấp giấy chứng nhận lần đầu
Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản
250.000
500.000
Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đối với đất và tài sản
250.000
650.000
Một số câu hỏi liên quan
Trường hợp đã có thông báo thu hồi đất thì có được chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất không?
Căn cứ khoản 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, tài sản gắn liền với đất đã có thông báo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất ở.
Hộ gia đình, cá nhân xây nhà trái phép có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không?
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nêu rõ, Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, Hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở trái phép vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu thực hiện như quy định trên.
Dịch vụ tư vấn về thủ tục ghi nhận tài sản trên đất của Luật Việt An
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đế thủ tục đăng ký tài sản trên đất;
Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký tài sản trên đất;
Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký tài sản trên đất tại cơ quan nhà nước có thầm quyền;
Tư vấn pháp luật và giải đáp thắc mắc sau khi đăng ký tài sản trên đất.
Trên đây là toàn bộ thông tin quy định về thủ tục ghi nhận tài sản trên đất ở. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về tài sản trên đất vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!