Thủ tục thành lập công ty con

Hiện nay, các công ty, tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực (hay còn gọi là công ty mẹ) khi thực hiện các dự án của mình thường hay thành lập các công ty con theo hình thức góp vốn thành lập 100% hoặc cùng hợp tác, kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ thông tin cho quý khách thông tin về thủ tục thành lập công ty con.

Công ty con – Công ty mẹ tại Việt Nam

Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, công ty mẹ – công ty con là hai thực thể độc lập với nhau, có tư cách pháp nhân riêng. Công ty con là trường hợp mà một công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ. Công ty góp vốn được gọi là công ty mẹ.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  • Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty mẹ là một công ty sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác để có thể kiểm soát việc điều hành và các hoạt động của công ty này (công ty con) bằng việc gây ảnh hưởng hoặc bầu ra bộ máy quản lý của công ty con. Công ty mẹ chính là công ty đầu tư vốn vào vốn điều lệ của một hoặc một số công ty khác thông qua đó nắm quyền kiểm soát chúng. Như vậy bản chất pháp lý của công ty mẹ, công ty con thể hiện mối quan hệ sở hữu vốn điều lệ giữa chúng với nhau.

Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Công ty con được xem như một giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp trong việc hạn chế rủi ro gặp phải trong công việc đầu tư kinh doanh của mình.

Đặc điểm quan hệ công ty mẹ – công ty con

Đặc điểm quan hệ công ty mẹ – công ty con

Lưu ý: Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con.

Ưu nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con

Ưu điểm

Ưu điểm của mô hình công ty mẹ – con

Nhược điểm

Mô hình tổ hợp công ty mẹ – công ty con có một số ưu điểm như trên. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này cũng có một số hạn chế. Cụ thể:

  • Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư độc quyền, dễ gây nên hiện tượng lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung.
  • Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
  • Việc quan tâm hơn tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến nghiêm cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật có thể dẫn tới nguy cơ mất việc làm của người lao động.
  • Công ty con có thể bị phụ thuộc vào công ty mẹ, do đó khó theo đuổi mục đích khác của tập đoàn
  • Nhược điểm do tập trung vốn và nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các công ty mẹ nắm giữ phần lớn cổ phần của các công ty con nên nếu gặp sự cố sẽ kéo theo sự phá sản tại các công ty con đó, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Thủ tục thành lập công ty con

Bước 1. Nộp hồ sơ thành lập công ty con

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua bưu chính tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh tại https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

Bước 2. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký thành lập công ty con, nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3. Nhận kết quả

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục sau khi thành lập công ty con

Khắc con dấu công ty

  • Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Việt An sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Thời điểm công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai (khoản 3 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020).

Lưu ý: Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí công bố hiện nay là 100.000 đồng/lần (căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

Treo bảng hiệu công ty

Doanh nghiệp phải làm bảng hiệu công ty và treo tại trước trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có). Trường hợp không treo biển, doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế đóng mã số thuế và phạt hành chính từ 30 – 50 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Mở tài khoản ngân hàng

  • Doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng để thuận lợi cho việc thanh toán các khoản chi phí mua hàng hóa, dịch vụ, chi phí tiền lương cho nhân viên, chi phí thuê văn phòng.
  • Hơn nữa, đối với những khoản từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp bắt buộc phải được thanh toán từ tài khoản công ty thì mới được trừ thuế GTGT đầu vào và khấu trừ khi tính thuế TNDN.

Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

  • Đây là bước đầu tiên trong việc thiết lập cách thức hoạt động cho bộ máy kế toán của doanh nghiệp.
  • Ở bước này, doanh nghiệp cần đăng ký kê khai – nộp thuế điện tử, đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn với cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.

Một số công ty mẹ – công ty con hiện nay ở Việt Nam

Tập đoàn FPT

Một số công ty con của tập đoàn FPT gồm:

  • Công ty TNHH phần mềm FPT (FPT Software): Là một đơn vị thuộc tập đoàn FPT, FPT Software cung cấp dịch vụ phần mềm và giải pháp công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp toàn cầu. Các sản phẩm và dịch vụ của FPT Software bao gồm phát triển ứng dụng di động, phần mềm doanh nghiệp, IoT, trí tuệ nhân tạo, và nhiều lĩnh vực công nghệ khác.
  • Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom): là một đơn vị thuộc tập đoàn FPT, FPT Telecom cung cấp các dịch vụ viễn thông, bao gồm internet cáp quang, truyền hình số, điện thoại và các dịch vụ giải trí khác.

Tập đoàn Vingroup

Công ty con nổi bật của tập đoàn Vingroup gồm:

  • Công ty cổ phần Vinhomes: công ty đầu tư, kinh doanh và quản lý bất động sản
  • Công ty cổ phần Vincom Retail: là thương hiệu bất động sản bán lẻ

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Một số công ty con của tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm:

  • Tổng Công ty Phát điện 1: Là đơn vị do EVN sở hữu 100% vốn điều lệ có nhiệm vụ: Sản xuất điện an toàn, ổn định và hiệu quả; Vận hành thương mại thị trường phát điện cạnh tranh; Đầu tư các dự án nguồn điện mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, đời sống sinh hoạt của nhân dân và sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
  • Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia: hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt

Dịch vụ thành lập công ty con của Luật Việt An

  • Tư vấn thủ tục pháp lý thành lập công ty con;
  • Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty con;
  • Đại diện khách hàng làm việc tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi thủ tục thành lập công ty con và hoàn thiện một cách nhanh chóng;
  • Tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý sau khi thành lập công ty con;
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thut tục thành lập công ty con. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến vấn đề thành lập công ty con, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title