Tư vấn chuyển nhượng cổ phẩn cho cổ đông sáng lập

Ngày: 04/09/2018

Công ty chị thành lập tháng 07/2016, được cấp giấy chứng nhận đầu tư và chỉ có duy nhất 3 thành viên góp vốn là cổ đông sáng lập: 1 người việt chiếm 51%, 1 người nhật chiếm 15%, 1 người Nhật chiếm 34%.

Bây giờ ông người nhật có 15% vốn muốn rút khỏi công ty, ông ý muốn chọn hình thức là chuyển nhượng hoặc là tặng cổ phần: 13% cho nhật còn lại ( đang chiếm 34%) và 2 % cho người việt).

Chị làm 1 bảng như bên dưới để giải thích cho sếp, em xem cho chị với nhé. Cảm ơn em.

Nội Dung Chuyển nhượng Tặng
1. Tại cục thuế
  • Chuyển nhượng ngang giá ko phát sinh tiền thuế nộp.
  • Tờ khai thuế
  • HĐ chuyển nhượng, sao kê
  • Phải ck
  • Nộp thuế TNCN 10% * giá trị số cổ phần đc tặng
  • HĐ tặng
  • Tờ khai thuế
  • Không phải ck
Cá nhân được nhận Ko bắt buộc có mặt người đc chuyển nhượng, nhưng phải ký các giấy tờ, và đưa giấy tờ cá nhân để làm thủ tục Ko bắt buộc có mặt người đc chuyển nhượng, nhưng phải ký các giấy tờ, và đưa giấy tờ cá nhân để làm thủ tục
2.     Tại ĐKKD Bước 1 Xin chấp thuận góp vốn 13%: ( phần chuyển cho người nước ngoài)

– Bước 2:  Điều chỉnh danh sách cổ đông tại Sở kế hoạch đầu tư

Bước 1 Xin chấp thuận góp vốn 13%: ( phần tặng cho người nước ngoài)

– Bước 2: Điều chỉnh danh sách cổ đông tại Sở kế hoạch đầu tư

Điều sếp chị lăn tăn là ở quy trình tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi chuyển nhượng, tặng 13% cho ông ng nhật đang chiếm 34%:

Sếp chị muốn đc hiểu chi tiết là có phải làm chấp thuận xin góp vốn nữa không vì trước đó ông ấy đã được chấp thuận góp vốn rồi, rồi có phải lập tài khoản vốn đầu tư để chuyển tiền không?

Rất mong nhận được phản hồi của em. Cảm ơn em

Theo những thông tin bạn trao đổi, Luật Việt An xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Luật đầu tư 2014;
  • Thông tư 19/2014/ TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 11 tháng 08 năm 2014 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Thông tư 78/2014/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần

Về vấn đề thuế thu nhập cá nhân khi tặng cho cổ phần, Luật Việt An không có góp ý gì thêm. Tuy nhiên đối với vấn đề thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần, thông tin như trong bảng nói trên là chưa được chính xác. Ngay cả khi chuyển nhượng ngang giá, bạn vẫn phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Thông tư 78/2014/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, chuyển nhượng cổ phần thuộc loại thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Cụ thể, điều luật quy định thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm:

“Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.”

Với thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán, theo quy định tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC, bạn sẽ phải nộp thuế với thuế suất 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần.

Như vậy Số thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x 0,1%

Cụ thể thủ tục này bạn có thể tham khảo trên websites của Việt An hoặc liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Xin chấp thuận góp vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn từ Sở kế hoạch đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Từ những thông tin bạn cung cấp, ban đầu nhà đầu tư Nhật Bản góp 37% vốn vào công ty đã phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn từ Sở kế hoạch đầu tư. Như vậy, có thể suy ra rằng công ty bạn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài nên nhà đầu tư Nhật Bản phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn; nay vẫn với ngành nghề đầu tư kinh doanh đó thì không phải thực hiện lại thủ tục.

Bên cạnh đó, sau khi thực hiện việc chuyển nhượng/tặng cho cổ phần, nhà đầu tư Nhật Bản sẽ thay đổi từ việc nắm giữ 37% lên 47% vốn điều lệ của công ty. Như vậy, vốn của nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chưa đạt tới mức 51% vốn điều lệ của công ty, vì vậy không thuộc trường hợp phải xin chấp nhận góp vốn từ Sở kế hoạch đầu tư.

Tóm lại, khi nhận chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp của bạn, nhà đầu tư Nhật Bản không phải thực hiện lại thủ tục đăng ký góp vốn.

Mở tài khản vốn đầu tư trực tiếp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2014/ TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 11 tháng 08 năm 2014 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thì việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Nếu nhà đầu tư Nhật Bản đã có một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thì có thể tiếp tục sử dụng tài khoản đó, nếu chưa có thì bắt buộc phải mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định của pháp luật (có thể mở bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam đều được).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn cụ thể.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO