Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực công nghệ

Trong thời đại hiện nay, công nghệ không chỉ thay đổi cách thức chúng ta sống và làm việc mà còn tạo ra những thách thức pháp lý mới. Các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, bảo mật thông tin, quyền sở hữu trí tuệ hay các quy định về dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, tư vấn pháp lý trong lĩnh vực công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp và cá nhân nắm bắt được các quy định pháp lý hiện hành mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững trong môi trường đầy rủi ro và biến động. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực công nghệ.

Tư vấn thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể các trường hợp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phải thành lập doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, đối với tổ chức khoa học công nghệ thì một trong những hình thức hoạt động là thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ theo Luật khoa học và công nghệ 2013.

Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo Luật Công nghệ cao năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014, cụ thể:

  • Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định;
  • Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;
  • Tiêu chí khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: cụ thể theo Quyết định 10/2021/QĐ-TTg quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao.

Ngoài ra, khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, cần đáp ứng các điều kiện về thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 như chủ thể thành lập, tên gọi, trụ sở, địa chỉ,… trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tư vấn hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm công nghệ

Trong ngành công nghệ, tài sản trí tuệ như phần mềm, ứng dụng, mã nguồn, sáng chế, thương hiệu… đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (bản quyền phần mềm, sáng chế, nhãn hiệu…) sẽ giúp bảo vệ sản phẩm và dịch vụ của công ty, ngăn ngừa các vi phạm từ bên thứ ba. Một số đối tượng có thể đăng ký như: 

  • Đăng ký bản quyền phần mềm;
  • Đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu: logo, hình ảnh, ứng dụng,…
  • Sáng chế và giải pháp hữu ích: phầm mềm, mã nguồn,…

Ngoài ra, đối với một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không phải đăng ký như tên thương mại, bí mật kinh doanh,… thì cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả.

Cần lưu ý quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin theo Điều 69 Luật Công nghệ thông tin 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2017, 2023: 

  • Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin trên môi trường mạng có quyền tạo ra bản sao tạm thời một tác phẩm được bảo hộ do yêu cầu kỹ thuật của hoạt động truyền đưa thông tin và bản sao tạm thời được lưu trữ trong khoảng thời gian đủ để thực hiện việc truyền đưa thông tin;
  • Người sử dụng hợp pháp phần mềm được bảo hộ có quyền sao chép phần mềm đó để lưu trữ dự phòng và thay thế phần mềm bị phá hỏng mà không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền.

Ưu đãi, hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ

Ưu đãi về thuế

Hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN 10%: 

  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, nhưng với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì được hưởng thuế suất ưu đãi với mức 10% (chỉ phải nộp thuế bằng ½ so với các lĩnh vực khác).
  • Thời gian hưởng: Trong thời hạn 15 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.
  • Đối tượng hưởng ưu đãi: Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu công nghệ thông tin tập trung (theo Điều 22 Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung).

Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Căn cứ: Khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2013/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC.
  • Thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế.
  • Đối tượng được hưởng: Như đối tượng hưởng thuế suất ưu đãi 10% nêu trên.

Miễn thuế nhập khẩu: Theo khoản 3 Điều 22 Nghị định 154/2013/NĐ-CP, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu công nghệ thông tin tập trung được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định và phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Thiết bị, máy móc.
  • Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
  • Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng;…

Hỗ trợ đầu tư

chính sách hỗ trợ đầu tư lĩnh vực công nghệ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, … sẽ được hưởng hỗ trợ đầu tư, đặc biệt tại các KCN, KCNC, KCX, KKT, như các chính sách hỗ trợ:

  • Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: Tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cầu cảng, điện, nước, và các yếu tố hỗ trợ khác nhằm tối ưu hóa môi trường đầu tư.
  • Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư.
  • Hỗ trợ tín dụng: Cung cấp tài chính và hỗ trợ tín dụng với điều kiện thuận lợi để giảm gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư.
  • Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất và kinh doanh: Hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là di dời các cơ sở theo quyết định của cơ quan nhà nước để tối ưu hóa quy hoạch và phân bổ nguồn lực.
  • Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến thông qua chuyển giao công nghệ và hợp tác nghiên cứu phát triển.
  • Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển: Hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển, khuyến khích sáng tạo và đổi mới trong quá trình đầu tư…

Tư vấn các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin

Loại hình dịch vụ công nghệ thông tin bao gồm:

  • Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường về công nghệ thông tin.
  • Tư vấn, phân tích, lập kế hoạch, phân loại, thiết kế trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lý ứng dụng, cập nhật, bảo mật.
  • Thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử.
  • Bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin.
  • Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu.
  • Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin.
  • Đào tạo công nghệ thông tin.
  • Chứng thực chữ ký điện tử,….

Các lĩnh vực khác trong tư vấn pháp luật trong lĩnh vực công nghệ

  • Quy định về an toàn mạng và bảo vệ dữ liệu thông tin;
  • Quy định về giao dịch điện tử và thương mại điện tử;
  • Quy định về hoạt động viễn thông và Internet;
  • Tư vấn về hợp đồng, soạn thảo hợp đồng liên quan đến công nghệ;
  • Tư vấn các loại giấy phép con như giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử, giấy phép đầu tư,…
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công nghệ

Dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực công nghệ của Luật Việt An

Dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực công nghệ của Luật Việt An

  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
  • Tư vấn hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm công nghệ
  • Ưu đãi, hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ
  • Tư vấn các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin
  • Các lĩnh vực tư vấn pháp lý trong lĩnh vực công nghệ khác

Trên đây là tư vấn pháp luật trong lĩnh vực công nghệ của Luật Việt An. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp luật chuyên sâu, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO