Tư vấn soạn thảo hợp đồng gia công thương mại

Trong công cuộc sản xuất kinh doanh hiện nay, nhu cầu đặt gia công sản phẩm của các doanh nghiệp không ngừng gia tăng do yêu cầu về máy móc, thiết bị và nhân lực để sản xuất một số loại sản phẩm không dễ để đáp ứng. Để phòng tránh những rủi ro pháp lý khi soạn thảo hợp đồng gia công thương mại, việc nhờ tới một chuyên gia pháp lý như luật sư là rất cần thiết để các bên kinh doanh thành công trong quá trình giao kết, thực hiện và thanh lý một hợp đồng như vậy.

Soạn thảo hợp đồng

Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ đưa ra một số tư vấn soạn thảo hợp đồng gia công thương mại khái quát để Quý khách tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Thương mại 2005.

Hợp đồng gia công thương mại là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Trong lĩnh vực thương mại, hợp đồng gia công là hình thức pháp lý để thực hiện một loại hoạt động thương mại trong phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Cụ thể, “gia công thương mại” là một hoạt động thương mại, trong đó bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hay toàn bộ nguyên liệu, vật liệu do bên đặt gia công cung cấp để thực hiện hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Theo đó, khái niệm này đã cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công trong quá trình tạo ra lợi nhuận từ dịch vụ gia công hàng hóa.

Các bên tham gia hoạt động gia công sẽ ký kết hợp đồng gia công thương mại với tư cách là hai chủ thể riêng biệt, không phụ thuộc lẫn nhau, phù hợp cho các doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm nhưng chưa thành lập.

Đặc điểm của hợp đồng gia công thương mại

Hợp đồng gia công thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 và có những đặc điểm sau đây:

Hình thức hợp đồng gia công thương mại

Hợp đồng gia công thương mại phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, tức là hợp đồng này không được giao kết bằng lời nói.

Nội dung hợp đồng gia công thương mại

Thông tin các bên giao kết hợp đồng: Bên đặt gia công và bên nhận gia công.

Đối tượng hợp đồng:

  • Theo quy định của Bộ luật Dân sự, đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Luật Thương mại đã cụ thể hóa khái niệm “vật” đó thành “hàng hóa” với quy định: “Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh”.
  • Tuy nhiên, trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài, thì việc hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ở Việt Nam vẫn có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Điều khoản hàng hóa gia công trong hợp đồng cần thể hiện rõ:
    • Tên sản phẩm gia công, chất lượng và số lượng sản phẩm.
    • Nguyên liệu, vật liệu bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công và các phụ liệu mà bên nhận gia công cung cấp (tên từng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm và thời gian giao, đơn giá, tiền ứng trước để mua phụ liệu (đối với phụ liệu do bên nhận gia công cung cấp)); số lượng máy móc thiết bị cho thuê.

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công:

  • Giao nguyên vật liệu hoặc giao tiền để mua nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng đã thỏa thuận;
  • Hướng dẫn bên nhận gia công thực hiện hợp đồng, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên thực hiện hợp đồng và kiểm tra chất lượng sản phẩm của bên nhận gia công.
  • Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công
  • Trả tiền thù lao theo mức đã thỏa thuận cho bên nhận gia công.
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm đã gia công, máy móc, thiết bị cho thuê (nếu có), nguyên liệu, phụ lệu, vật tư dư thừa, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
  • Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công:

Theo Bộ luật Dân sự Theo Luật Thương mại
Nghĩa vụ của bên nhận gia công

Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

Quyền của bên nhận gia công

Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.

Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.

Nghĩa vụ của bên nhận gia công

Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

Quyền của bên nhận gia công

Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.

Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.

Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.

Thời gian, địa điểm sản xuất và giao sản phẩm:

Nếu chia thành nhiều đợt (cụ thể thời gian, số lượng sản phẩm giao cho từng đợt); mức phạt khi chậm giao sản phẩm hoặc giao không đúng địa điểm, hoặc sản phẩm không đạt chất lượng như đã giao kết.

Mức thù lao:

  • Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.
  • Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.
  • Hình thức trả: Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.
  • Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.

Các điều khoản thỏa thuận khác:

  • Thời hạn hợp đồng;
  • Đơn phương chấm dưt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Thủ tục giải quyết khi có tranh chấp;
  • Các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật.

Lưu ý:

  • Nếu trong hợp đồng gia công có sự chuyển giao công nghệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ.
  • Về việc chuyển giao công nghệ trong hợp đồng gia công, bên đặt gia công có thể yêu cầu bên nhận gia công giữ bí mật công nghệ cho mình, nếu bên nhận gia công vi phạm điều khoản bảo mật này thì sẽ phải bồi thường cho bên đặt gia công.
  • Quy định về thanh lý nguyên liệu: Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là nội dung Luật Việt An tư vấn soạn thảo hợp đồng gia công thương mại để giải đáp thắc mắc của Quý khách. Luật Việt An chuyên cung cấp dịch vụ rà soát, tư vấn, soạn thảo các dạng hợp đồng trong đó có hợp đồng gia công thương mại. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO