Do nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được nhà nước giao đất. Do đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất thường lựa chọn tham gia vào quan hệ hợp đồng thuê đất. Ở Việt Nam, đất là một loại tài sản đặc biệt nên các hợp đồng thuê đất cần có sự chặt chẽ và có một số điểm khác so với các loại hợp đồng khác. Để có thể soạn thảo được một hợp đồng cho thuê đất đúng pháp luật và có lợi cho các bên thì Công ty luật Việt An xin tư vấn cho quý khách hàng quan tâm về cách thức soạn thảo hợp đồng cho thuê đất như sau:
Căn cứ pháp lý (luật điều chỉnh)
Đây là một phần quan trong trong một hợp đồng vì phần này chỉ ra các văn bản pháp luật để điều chỉnh các điều trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên và cũng là luật áp dụng khi có tranh chấp xảy ra.
Theo đó, đối với hợp đồng thuê đất, căn cứ pháp lý thường bao gồm:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật đất đai năm 2013;
– Luật kinh doanh bất động sản năm 2014;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều khoản của Luật đất đai
– Các văn bản đi kèm của các bên tham gia hợp đồng.
Hình thức hợp đồng
Hợp đồng cho thuê đất phải lập thành văn bản. Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì hợp đồng cho thuê đất (hay còn gọi là hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất) không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà tùy theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng.
Điều khoản cơ bản trong hợp đồng
Hợp đồng thuê đất là một loại hợp đồng dân sự nên các bên tham gia hợp đồng được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh. Thông thường, một hợp đồng thuê đất thường có những điều khoản cơ bản như sau:
Thông tin các bên tham gia hợp đồng: Thông tin các bên thường bao gồm các yếu tố: Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của các bên.
Chi tiết về đất cho thuê: Trong điều khoản này, các bên phải ghi rõ các thông tin gắn liền với đất cho thuê như: địa chỉ, diện tích, tình trạng đất, loại đất, mục địch sử dụng đất,…
Thời hạn thuê đấ và thời gian giao đấtt: Thời hạn thuê đất do các bên thỏa thuận và ghi rõ trong điều khoản này về thời gian bắt đầu cho thuê và thời hạn thuê (hoặc thời gian kết thuc thuê đất). Các bên cũng quy định cụ thể thời gian dự định giao đất cho bên thuê, thời gian giao đất có thể trùng với thời gian bắt đầu thuê đất
Lưu ý: Thời hạn thuê đất là không quá 50 năm, trường hợp đặc biệt theo khoản 3 Điều 126 Luật đất đai thì là không quá 70 năm.
Gía tiền thuê, thời hạn và phương thức thành toán tiền thuê: Hai bên thỏa thuận giá tiền thuê đất, thời hạn thành toán (một lần cho toàn bộ thời gian thuê hoặc trả tiền thuê hàng năm), thời gian thanh toán (ghi rõ ngày tháng năm), phương thức thành toán (tiền mặt hoặc chuyển khoản)…
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của các bên tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật Dân sự, pháp luật Đất đai và không trái với pháp luật khác có liên quan.
Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Ghi rõ ngày, tháng, năm
Các thỏa thuận khác: Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác liên quan nhưng không được trái với pháp luật như:
– Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;
– Thỏa thuận về tài sản khác gắn liền với đất cho thuê;
– Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;
– Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;
– Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.
Lưu ý:
– Chủ thể cho thuê phải là chủ sử dụng của mảnh đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Cần lưu ý về nhóm người sử dụng đất tham gia ký Hợp đồng phải là tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự. Đây là quy định rất quan trọng để bảo đảm Hợp đồng có hiệu lực nhưng không hay được chú ý tới.
– Chủ thể tham gia hợp đồng là tổ chức thì người ký phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Có nhiều trường hợp trên thực tế xác định sai người đại diện mà dẫ tới hợp đồng vô hiệu.
Trên đây là tư vấn của Công ty luật Việt An, Quý khách hàng quan tâm có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý về tư vấn hợp đồng của Công ty:
Tư vấn các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến các điều khoản trong các loại hợp đồng của doanh nghiệp;
Tham gia đàm phán hợp đồng,
Tư vấn và tham gia các giai đoạn thương thảo để thực hiện ký kết hợp đồng cùng doanh nghiệp;
Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp tư vấn tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng, đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cân bằng được lợi ích của các bên trong hợp đồng;
Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác theo các yêu cầu của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật;
Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng;
Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các quy định của pháp luật về hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp;
Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng;
Tư vấn, giải thích nội dung liên quan đến hợp đồng cho doanh nghiệp;
Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp đồng của doanh nghiệp.