Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại quốc tế

Tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu hiện nay và có tác động lớn tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong việc ký hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc soạn thảo, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bởi thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật quốc tế cũng như pháp luật trong nước. Sau đây, công ty Luật Việt An xin đưa ra những tư vấn về việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại quốc tế như sau.

Căn cứ pháp lý

  • Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980);
  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Thương mại năm 2005.

Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến việc mua bán hàng hóa quốc tế, trong đó “mua bán hàng hóa quốc tế” được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tạm xuất tái nhập; tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu.

Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm:

  • Thương nhân: Bao gồm cá nhân và tổ chức kinh tế;
  • Quốc gia: Quốc gia được coi là chủ thể đặc biệt trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  • Điều ước quốc tế. Ví dụ:Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Hamburg năm 1978 của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển…
  • Pháp luật Quốc gia. Có thể là pháp luật luật nước người bán, luật nước người mua, luật của bất kỳ một nước thứ ba nào;
  • Tập quán quốc tế. Ví dụ: Incoterms 2020; Incoterms 2010; UCP 600,…
  • Án lệ quốc tế

Hình thức hợp đồng

Theo quy định của pháp luật dân sự, hình thức của hợp đồng dân sự sẽ được thể hiện bằng các hình thức sau:

  • Hợp đồng bằng hình thức miệng.
  • Hợp đồng bằng hình thức viết.
  • Hợp đồng bằng hình thức chứng thực xác nhận.
  • Hợp đồng bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định hình thức bắt buộc là dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương như

  • Bản fax;
  • Điện tín, điện toán;
  • Tài liệu mềm (như email…).

Bên cạnh đó, hoạt động mua bán hàng hóa có thể giao kết bằng cách gián tiếp thông qua hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng. Hầu hết các thương nhân sử dụng phương thức này để tìm kiếm đối tác mới. Đây cũng là phương thức phổ biến nhất trong mua bán hàng hóa quốc tế.

Các điều khoản cơ bản cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thông tin các bên

  • Đây là điều khoản cơ bản của hợp đồng, nhằm xác định chủ thể của hợp đồng. Do đó, các bên cần cung cấp chính xác và cụ thể thông tin về tên, trụ sở, địa chỉ.
  • Ngoài ra, các bên cần lưu ý kiểm tra kỹ tư cách chủ thể của đối tác giao kết hợp đồng. Nếu bên bán/ bên mua đích thực không trực tiếp ký kết hợp đồng thì phải làm rõ lý do họ không trực tiếp ký kết. nếu chấp nhận việc ký kết qua ủy quyền thì cần yêu cầu văn bản ủy quyền hợp pháp, làm rõ quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng

Các nội dung cần có trong điều khoản về đối tượng của hợp đồng gồm:

Tên hàng hóa

Các bên cần thỏa thuận để ghi tên hàng hóa trong hợp đồng một cách chi tiết và rõ ràng. Một số cách ghi tên hàng hóa trong hợp đồng:

  • Tên hàng hóa kèm tên địa phương. Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc;
  • Tên hàng kèm quy cách chính của hàng hóa. Ví dụ: Ô tô 4 chỗ;
  • Tên hàng kèm tên nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu. Ví dụ: Xe máy Honda;
  • Tên hàng kèm mã HS. Ví dụ: Gạo. Mã HS 1006;
  • Tên hàng kèm công dụng, năng suất, đặc điểm, loại nhằm phân biệt với các hàng hóa đồng loại khác. Ví dụ: Gạo trắng Việt Nam loại I, vụ mùa hè 2024.

Ngoài ra, cần lưu ý tên của 1 loại hàng hóa có thể có nhiều loại tên như tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học. Nếu hàng hóa có nhiều tên thì nên ghi rõ các tên này, tránh gây nhầm lẫn.

Số lượng, trọng lượng

  • Các bên cần lưu ý thống nhất về việc quy đổi đơn vị tính số lượng hàng hóa, trọng lượng hàng hóa. Thông thường, các đơn vị này phải phổ biến với tập quán thương mại của từng quốc gia, tránh các rủi ro sau này;
  • Các bên có thể quy định một cách chính xác số lượng hàng hóa hoặc quy định số lượng hàng hóa với dung sai. Ví dụ: 1000 MT gạo +/- 5%;
  • Với trọng lượng hàng hóa, cần lưu ý ghi rõ xác định trọng lượng theo trọng lượng bao bì hay xác định theo trọng lượng tịnh của hàng hóa.

Chất lượng hàng hóa

Lưu ý đối với nội dung chất lượng hàng hóa, các bên cần quy định rõ về việc kiểm tra chất lượng ở cảng đến và càng đi, giá trị của các giấp chứng nhận kiểm tra chất lượng của hàng hóa.

Điều khoản về giá cả

Các bên thống nhất về đồng tiền tính giá, mức giá và phương thức tính giá.

  • Thông thường, đồng tiền tính giá của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là USD.
  • Các phương pháp tính giá mà các bên có thể thảo thuận trong hợp đồng gồm:
    • Giá cố định: được quy định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng;
    • Giá quy định sau: xác định sau khi ký hợp đồng hoặc bằng các đàm phán, thỏa thuận trong thời gian nào đó, hoặc bằng các dựa vào giá thế giới ở một ngày bất kì trước hay trong khi giao hàng;
    • Giá có thể xét lại: giá đã được xác định lúc ký hợp đồng nhưng có thể được xét lại sau này, vào lúc giao hàng, do sự biến động của thị trường.

Điều khoản về thanh toán

Một vài lưu ý mà các bên cần quan tâm khi soạn thảo điều khoản này gồm:

  • Đồng tiền thanh toán: có thể trùng hoặc không trùng với đồng tên tính giá. Nếu không trùng nhau, cần thiết phải tính tỷ giá quy đổi
  • Thời hạn thanh toán: các bên cần phải thống nhất rõ thời hạn thanh toán, như thanh toán trước, thanh toán sau, thanh toán một phần trước khi giao hàng hay thanh thanh toán 1 phần sau khi giao một khối lượng hàng hóa nhất định.
  • Phương thức thanh toán: có thể là chuyển khoản, thanh toán tiền mặt, thanh toán sử dụng chứng từ như L/C, D/A hoặc D/P,…
  • Chứng từ thanh toán: phải quy định rõ việc thanh toán thực hiện khi có đủ các giấy tờ: hối phiếu, giấp chứng nhận số lượng, chất lượng, chứng nhận xuất xứ,…

Điều khoản giao hàng

  • Các bên thỏa thuận cụ thể địa điển nhận hàng, thời gian giao hàng và nhận hàng.
  • Các bên thỏa thuận bên giao hàng hoặc thuê bên thứ ba giao hàng
  • Phương thức giao hàng: Đường thủy, đường bộ hoặc đường hàng không;
    Chi phí giao hàng do bên nào chi trả;
  • Các bên cũng có thể lựa chọn giao hàng theo một số tập quán quốc tế thông dụng trong INCOTERMS như FOB, CIF, DAP, DAT…
  • Phương pháp giao hàng: toàn bộ hoặc một phần, 1 lần hoặc nhiều lần, cho phép chuyển tải hay không từ nơi bốc hàng đầu tư đến nơi giữ hàng cuối cùng

Điều khoản bảo hành

Cần phải xác định rõ khối lượng hàng hóa phải bảo hành, thời hạn bảo hành, nghĩa vụ của người bán trong trường hợp phát hiện có hàng hóa hỏng hay lỗi.

Điều khoản phạt vi phạm/ bồi thường thiệt hại

  • Các bên nên thảo thuận điều khoản này để đảm bảo quyền lợi của mình chắc chắn hơn;
  • Đối với phạt vi phạm, theo pháp luật Việt Nam, mức phạt vi phạm không quá 8% tổng giá trị hợp đồng. Ngoài ra, các bên sẽ chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có điều khoản thỏa thuận trong hơp đồng;
  • Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm có thể được áp dụng đồng thời nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm;
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều khoản về bất khả kháng

Các bên cần quy định rõ về các trường hợp mà khi xảy ra làm cho Hợp đồng không thực hiện được, song không bên nào phải chịu trách nhiệm. Ví dụ:

  • Xảy ra ngoài tầm kiểm soát;
  • Không thể lường trước được;
  • Không thể khắc phục được.

Ngoài ra, các bên nên quy định các sự kiện đó chỉ tạm ngừng việc hiện hợp đồng hay sẽ làm hợp đồng mất hiệu lực.

Điều khoản về luật áp dụng và giải quyết tranh chấp

  • Luật áp dụng các bên cần quy định trong hợp đồng bao gồm luật áp dụng để thực hiện hợp đồng và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật thì khi xảy ra tranh chấp, cơ quan tài phán sẽ quyết định chọn luật;
  • Đối với việc giải quyết tranh chấp, các bên quy định rõ trong hợp đồng về phương thức lựa chọn để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, gồm: phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc giải quyết tại tòa án.

Nhìn chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là loại hợp đồng có tính chất phức tạp, cần được soạn thảo cẩn thận, chi tiết, đúng với quy định của pháp luật để tránh xảy ra các tranh chấp.

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của công ty luật Việt An

  • Tư vấn các qui định của pháp luật và thực tiễn trong hoạt động giao kết liên quan đến hợp đồng;
  • Tham gia đàm phán, thương thảo để thực hiện ký kết hợp đồng cùng doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ các nội dung thỏa thuận giữa các bên và theo quy định của pháp luật;
  • Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên trong hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng, đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cân bằng được lợi ích của các bên trong hợp đồng;
  • Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác theo các yêu cầu của doanh nghiệp và theo qui định của pháp luật;
  • Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và theo qui định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các qui định của pháp luật về hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp;
  • Thực hiện tư vấn, tham gia đàm phán hoà giải, giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Xác nhận hợp đồng tư vấn bằng tư cách luật sư;
  • Hỗ trợ khách hàng thủ tục công chứng hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Nếu quý khách có bất kì thắc mắc gì liên quan đến việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại quốc tế, vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title