Cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng?

Soạn thảo hợp đồng là một quá trình quan trọng trong kinh doanh, nơi mà các điều khoản và điều kiện được đặt ra một cách rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Việc hiểu rõ cách soạn thảo hợp đồng không chỉ là một kỹ năng quan trọng cho doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định đến sự minh bạch và công bằng trong mọi giao dịch, hạn chế tranh chấp xảy ra. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ làm rõ cho quý khách về những điều cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng.

Khái quát chung về hợp đồng

Các loại hợp đồng thông dụng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015

Hợp đồng mua bán tài sản

Căn cứ khoản 1 Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng trao đổi tài sản

Căn cứ khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

Hợp đồng tặng cho tài sản

Căn cứ Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Hợp đồng vay tài sản

Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng thuê tài sản

  • Căn cứ khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
  • Căn cứ Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Hợp đồng mượn tài sản

Căn cứ Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Căn cứ 500 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

Hợp đồng hợp tác

Căn cứ 504 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Hợp đồng dịch vụ

Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng vận chuyển

  • Căn cứ Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển
  • Căn cứ Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Hợp đồng gia công

Căn cứ Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Hợp đồng gửi giữ tài sản

Căn cứ Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Hợp đồng ủy quyền

Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Nguyên tắc khi soạn thảo hợp đồng

Nguyên tắc chung khi soạn thảo hợp đồng

  • Mỗi hợp đồng chỉ điều chỉnh một nội dung nào đó để tránh trường hợp nhầm lẫn hay sai sót thông tin;
  • Nội dung hợp đồng phải đảm bảo cả hai bên đã thống nhất, sau đó mới ghi vào hợp đồng;
  • Khi soạn thảo hợp đồng thì không sử dụng ký hiệu hay từ địa phương gây khó hiểu, nhầm lẫn;
  • Nội dung hợp đồng phải tuân thủ các quy định của Pháp luật Việt Nam;
  • Một số hợp đồng liên quan đến tài sản nên thực hiện công chứng để được bảo vệ của pháp luật;
  • Khi cần thêm bớt nội dung hợp đồng thì cần phải có sự đồng ý của tất cả các bên;
  • Đối với những hợp đồng phức tạp có nhiều ngành luật điều chỉnh cần phải áp dụng đầy đủ tránh cho quá trình thực hiện sau này bị vi phạm;
  • Các điều khoản trong hợp đồng phải đồng nhất tránh mâu thuẫn xung đột lẫn nhau.

Nguyên tắc riêng đối với một số loại hợp đồng

Hợp đồng dân sự

  • Đảm bảo giao kết thực hiện trên sự thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng, trung thực của các bên
  • Hợp đồng có thể là lời nói, văn bản cụ thể hay hành vi nào đó.
  • Hợp đồng phải được viết dựa trên các quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015

Hợp đồng kinh tế, thương mại

  • Chủ thể trong hợp đồng là hai pháp nhân với nhau hoặc cá nhân với pháp nhân.
  • Mục đích của một trong các chủ thể trong hợp đồng là lợi nhuận.
  • Hợp đồng kinh tế bắt buộc bằng văn bản cụ thể.
  • Nội dung hợp đồng phải theo quy định Luật Thương mại, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các luật có liên quan.

Nội dung các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng

Căn cứ Điều 398 của Bộ luật Dân sự năm 2015  các bên có thể thỏa thuận những nội dung sau trong hợp đồng:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Số lượng, chất lượng
  • Giá, phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Nội dung các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng

Cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thương mại

Về chủ thể

Hợp đồng thương mại được ký kết với ít nhất một bên là thương nhân. Thương nhân là tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh

Thông thường pháp nhân nêu những nội dung sau:

  • Tên công ty;
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở chính;
  • Người đại diện theo pháp luật

Chủ thể là cá nhân thì các thông tin sau:

  • Họ tên;
  • Số giấy tờ pháp lý cá nhân,
  • Địa chỉ cư trú.
  • Ngoài các thông tin trên, phần mô tả chủ thể có thể có các thông tin khác gắn với chủ thể được mô tả như: số điện thoại, emai, số tài khoản ngân hàng

Về hình thức

  • Hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng lời nói, văn bản, hình thức khác có giá trị tương đương hoặc hành vi cụ thể của các bên khi giao kết.
  • Căn cứ Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng bằng lời nói có hiệu lực từ thời điểm giao kết
  • Hợp đồng bằng hành vi có thể được xác lập trong trường hợp như hai bên đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng tuy nhiên không tuyên bố chấm dứt hợp đồng mà vẫn thực hiện những hành vi theo quy định của hợp đồng cũ
  • Ví dụ hợp đồng mua bán đất đai căn cứ theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì loại hợp đồng này bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên không phải hợp đồng vi phạm về hình thức sẽ mặc nhiên vô hiệu, có những trường hợp không công chứng những vẫn có hiệu lực đó là khi một trong các bên của hợp đồng đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ của hợp đồng.

Đối tượng hợp đồng

  • Đối tượng của hợp đồng dân sự, hợp đồng ương lĩnh vực thương mại có đối tượng là hàng hoá hoặc dịch vụ (công việc);
  • Tùy thuộc vào từng loại đối tượng mà tiêu chí xác định khác nhau có thể là trọng lượng, độ ẩm, màu sắc, chất liệu, quy cách đóng gói…
  • Một số loại hợp đồng khác như hợp đồng có tính chất tổ chức như hợp đồng thành lập công ty hay hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) cũng là hợp đồng thương mại
  • Ví dụ: hợp đồng nay có đối tượng mua bán là một lô quần áo mùa hè của nữ, màu sắc: trơn màu đen, chất liệu: cotton, sản xuất tại Việt Nam, số lượng: 1000 bộ.

Nội dung hợp đồng

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 nội dung hợp đồng liên quan đến hoạt động thương mại như:

  • Mua bán hàng hóa;
  • Cung ứng dịch vụ,
  • Đầu tư;
  • Xúc tiến thương mại;
  • Các hoạt động sinh lợi khác

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại

  • Tuân theo nguyên tắc tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội
  • Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
  • Hình thức của hợp đồng tuân thủ quy định

Giá, phương thức thanh toán

  • Giá và phương thức thanh toán là nội dung cơ bản của hợp đồng. Giá được xác định dựa trên đối tượng đó là gì, số lượng và chất lượng đó như thế nào. Các bên tự thoả thuận về giá dựa trên giá thị trường của đối tượng vào thời điểm giao kết.
  • Phương thức thanh toán là cách thức thực hiện việc thanh toán giá trị hợp đồng do các bên thoả thuận. Các bên có thể lựa chọn phương thức thanh toán nhanh gọn, thuận tiện nhất để thực hiện hợp đồng. Phương thức thanh toán có thể là: trực tiếp bằng tiền mặt; chuyển khoản; gián tiếp thông qua trung gian,….

Ví dụ: Hợp đồng vay vốn cần có các điều khoản về số vốn vay, cách thức thanh toán lãi suất vay, cách thức hoàn trả tiền vay

Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

  • Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian, hoặc mốc thời gian nhất định do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Khi đến thời hạn đã thoả thuận, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các bên nên thoả thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); thời điểm kết thúc hợp đồng.
  • Phương thức thực hiện hợp đồng là cách thức, biện pháp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở để bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Theo đó, các bên có thể thỏa thực hiện nghĩa vụ trực tiếp hoặc thông qua  người thứ ba, thực hiện một lần hoặc nhiều lần.

Lưu ý về điều khoản “Giải thích từ ngữ”

Hợp đồng thương mại điều chỉnh bởi hệ thống các tập quán và pháp luật quốc tế khác nhau chính vì vậy cần đưa ra các khái niệm sử dụng trong hợp đồng để cách hiểu được thống nhất, tránh phát sinh tranh chấp

Lưu ý về điều khoản “Thanh toán”

Theo quy định nêu trên, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, ghi giá trong hợp đồng của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013). Cần thỏa thuận về: phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán. Có thể thỏa thuận đơn vị tiền tệ bằng bất kỳ loại tiền nào tuy nhiên cần chú ý thêm phương thức quy đổi, thời gian quy đổi

Ví dụ: phương thức thanh toán trực tiếp/chuyển khoản/sử dụng chứng từ; đồng tiền thanh toán: VND/USD

Lưu ý về điều khoản “Phạt vi phạm”

  • Điều 301 Luật Thương mại 2005 : thỏa thuận mức phạt của các bên không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trường hợp thỏa thuận vượt quá thì có hai trường hợp xảy ra một là các bên tuân theo thỏa thuận hoặc nếu kiện ra tòa án hoặc trọng tài thì mức phạt của bản án chỉ tuân theo pháp luật là 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
  • Căn cứ Khoản 4 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% phần giá trị hợp đồng vi phạm. Trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

Lưu ý về điều khoản “Giải quyết tranh chấp”

Đối với các giao dịch thương mại, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn

  • Thương lượng
  • Hòa giải
  • Tòa án
  • Trọng tài

Tuy nhiên cần lưu ý các điều kiện phát sinh thẩm quyền của trọng tài, hòa giải theo quy định pháp luật.

Lưu ý về biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng

Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì các bên trong hợp đồng có quyền tự chủ, tự do cam kết và tự do thoả thuận đồng thời các bên cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với các cam kết, thoả thuận của mình.

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động

Căn cứ pháp lý

Từ 01/01/2021 – thời điểm Bộ luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng thì một trong những điểm mà người soạn thảo hợp đồng lao động phải lưu ý trước tiên đó là căn cứ pháp lý, tránh ghi căn cứ pháp lý Bộ luật Lao động 2012

Nội dung cơ bản của hợp đồng

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019 hợp đồng lao động phải bao gồm những nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Hình thức hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 hình thức hợp đồng lao động gồm:

  • Hợp đồng lao động bằng văn bản;
  • Hợp đồng lao động dưới dạng dữ liệu điện tử (thường thực hiện trên môi trường mạng);
  • Hợp đồng lao động bằng lời nói (áp dụng với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng).

Xác định đúng loại hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động 2019 cho phép người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Lưu ý: Không thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cho thuê tài sản

Về giá thuê:

  • Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

Về thời hạn thuê:

  • Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

Về việc cho thuê lại:

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

Về giao tài sản thuê:

  • Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
  • Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Về trả tiền thuê tài sản:

  • Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận;
  • Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Về trả lại tài sản thuê:

  • Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
  • Tài sản thuê là xe thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
  • Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
  • Ngoài ra còn các nghĩa vụ cơ bản khác của bên thuê tài sản đối với tài sản thuê gồm: nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê; nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê; nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích thuê;…

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng của Luật Việt An

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ, các điều khoản thiết yếu trong hợp đồng cho khách hàng
  • Đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp
  • Soạn thảo hợp đồng chặt chẽ, hạn chế tối thiểu rủi ro cho khách hàng
  • Đại diện đàm phán hợp đồng
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến soạn thảo các loại hợp đồng, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO