Tư vấn thành lập hoạt động cho doanh nghiệp bảo trợ xã hội
Doanh nghiệp bảo trợ xã hội là loại hình doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, thay vì chỉ đơn thuần nhằm mục đích sinh lợi nhuận như các doanh nghiệp thông thường. Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt nổi bật trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế và hỗ trợ cộng đồng. Để hoạt động đúng pháp luật, doanh nghiệp xã hội cần tuân thủ một số quy định pháp lý liên quan. Sau đây, Luật Việt An xin cung cấp đến quý khách hàng bài viết tư vấn hoạt động cho doanh nghiệp bảo trợ xã hội.
Doanh nghiệp bảo trợ xã hội là loại hình doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, thay vì chỉ đơn thuần nhằm mục đích sinh lợi nhuận như các doanh nghiệp thông thường. Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt nổi bật trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế và hỗ trợ cộng đồng. Để hoạt động đúng pháp luật, doanh nghiệp xã hội cần tuân thủ một số quy định pháp lý liên quan. Sau đây, Luật Việt An xin cung cấp đến quý khách hàng bài viết tư vấn hoạt động cho doanh nghiệp bảo trợ xã hội.
Doanh nghiệp bảo trợ xã hội phải hoạt động theo mục tiêu nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp bảo trợ xã hội nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng như bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giảm nghèo, nâng cao giáo dục, cải thiện cuộc sống của nhóm người yếu thế… Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải sử dụng tối thiểu 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Doanh nghiệp bảo trợ xã hội có các quyền và nghĩa vụ nào?
Quyền của doanh nghiệp bảo trợ xã hội
Có các quyền giống như doanh nghiệp thông thường như:
Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm
Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp…
Được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật
Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo trợ xã hội
Có các nghĩa vụ giống như doanh nghiệp thông thường như:
Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo
Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện trong suốt quá trình hoạt động
Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký
Thực hiện báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp hằng năm nếu được nhận các ưu đãi, hỗ trợ
Hình thức tổ chức doanh nghiệp bảo trợ xã hội
Doanh nghiệp bảo trợ xã hội được tổ chức dưới các loại hình sau:
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hai thành viên trở lên)
Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên hợp danh
Bản sao giấy tờ pháp lý người đại diện theo pháp luật, thành viên, cổ đông, chủ doanh nghiệp tư nhân
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo trợ xã hội là Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh
Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh thông báo kết quả giải quyết hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận
Những lưu ý đối với doanh nghiệp bảo trợ xã hội trong quá trình hoạt động?
Tuân thủ các nghĩa vụ về thuế
Thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài (chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh tại năm đầu tiên thành lập và vào trước ngày 30 tháng 01 hàng năm các năm hoạt động tiếp theo)
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo trợ xã hôi cần thực hiện kê khai và nộp các khoản thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu…
Doanh nghiệp bảo trợ xã hội có thể được hưởng một số ưu đãi về thuế suất, hoặc được miễn giảm thuế trong một số trường hợp như:
Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường sẽ được áp dụng thuế suất 10%
Doanh nghiệp xã hội được miễn thuế đối với các thu nhập phát sinh từ: Hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội; Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam….
Tuân thủ các điều kiện kinh doanh đối khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Doanh nghiệp bảo trợ xã hội chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như y tế cộng đồng, giáo dục đào tạo cho người yếu thế, tổ chức chương trình hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật hoặc người có hoàn cảnh khó khăn…. Đây là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin cấp các loại giấy phép liên quan như:
Giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Giấy phép thành lập cơ sở giáo dục
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Việc tiếp nhận viện trợ, tài trợ của doanh nghiệp xã hội thực hiện như thế nào?
Tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
Hành vi bị nghiêm cấm: Doanh nghiệp xã hội không được sử dụng viện trợ để tìm kiếm lợi nhuận phân chia, tư lợi cá nhân, không vì mục tiêu xã hội, môi trường, không vì lợi ích cộng đồng
Tiếp nhận tài trợ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam
Hình thức tài trợ: Tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật
Mục đích tài trợ phải nhằm thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường
Đối tượng tài trợ: Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam
Trình tự tiếp nhận tài trợ:
Doanh nghiệp lập văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có)
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao văn bản tiếp nhận tài trợ
Dịch vụ tư vấn thành lập, hoạt động cho doanh nghiệp bảo trợ xã hội
Tư vấn thành lập doanh nghiệp bảo trợ xã hội
Tư vấn về pháp lý và tuân thủ pháp luật thuế, lao động, bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo trợ xã hội
Tư vấn, hỗ trợ xin các loại giấy phép con
Tư vấn về các nguồn vốn đầu tư từ các quỹ xã hội, các tổ chức tài trợ phi lợi nhuận
Tư vấn về quản trị doanh nghiệp
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn hoạt động cho doanh nghiệp bảo trợ xã hội xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!