Tư vấn về tài sản đảm bảo với ngân hàng và chia thừa kế theo pháp luật

Ngày: 11/09/2018

Gia đình em có một số thắc mắc về luật đất đai kính mong văn phòng luật tư vấn giúp em.

Trước khi bố mẹ em còn sống có vay của ngân hàng nhưng không có khả trả khoản vay đó nên ngân hàng phát mại diện tích đất đó nhưng anh trai em mua lại. Trong hồ sơ đất mặt đường là 22m sâu 75 m nhưng trong giấy tờ giao đất, ngân hàng giao đất cho anh em thì ghi rõ đo từ khu vực gần giữa đo vào trong sâu 51 m và mặt ngoài là 22 m ( chưa tách sổ đỏ diện tích đất này). Vậy diện tích đất còn lại là thuộc quyền sử dụng của ai.

Bố mẹ em mất (bố mất 1990 mẹ mất 2013) và không để lại di trúc cách đây hai tháng em có làm gấy tờ tách sổ đỏ cho cháu gái em (em có bán cho cháu gái 6m đất) nhưng bên địa chính xã bảo phải làm thủ tục chuyển sang tên vợ chồng em thì mới tách được sổ cho cháu em. Địa chính xã làm thủ tục cho gia đình em. Mọi thủ tục đã làm đầy đủ và các anh chị nhà em đã ký nhận đầy đủ giấy tờ (biên bản từ chối thừa kế các anh chị đã ký đầy đủ) và đã đã làm xong thủ tục vợ chồng em đã nhận sổ đỏ. Nhưng nay xảy ra tranh chấp giữa nhà em và anh trai. Địa chính xã xuống đo lại đất thì phía đất nhà em thiếu 6,5m hiện nhà anh trai em đã làm nhà lên diện tích thiếu đó, phía dưới nhà em thừa 1 m đất nhà anh trai em,  em muốn giải quyết gia đình nhưng anh không đồng ý. Em muốn biết khi anh trai em làm đơn ra tòa thì tòa sẽ sử nhu thế nào, liệu sổ đỏ của em có bị hủy  hay không vì địa chính xã nói với em nếu anh trai em kiện sổ của em sẽ bị hủy và sẽ trở lại hiện trạng như ban đầu  đất của em sẽ bị chia làm hai ( nhà em có 6 anh chị em , hai trai và 4 gái). Khi bố mẹ em còn sống thì đã cho anh trai em đất đã tách sổ và tách khẩu riêng.

Vậy kính mong văn phòng luật tư vấn giúp em.

Theo những thông tin bạn trao đổi, Luật Việt An xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật đất đai 2013.

Đối với phần đất thế chấp cho ngân hàng:

Thứ nhất, đối với tài sản đảm bảo (TSĐB) khi vay tiền ngân hàng, việc xử lý tài sản đảm bảo phụ thuộc vào giao kết giữa ngân hàng và người vay khi thực hiện hoạt động vay.

Thứ hai, trong trường hợp hai bên không giao kết gì về việc xử lý tài sản đảm bảo khi không trả được nợ:

Về bản chất tài sản đảm bảo là một cơ chế giảm thiểu rủi ro khi cho các cá nhân, tổ chức vay, đây được coi là phương pháp giúp ngân hàng thu hồi vốn, lãi trong trường hợp cá nhân/tô chức vay không có khả năng thanh toán nợ. Do đó, mảnh đất đảm bảo thuộc quyền xử lý của ngân hàng.

Theo thông tin khách hàng cung cấp thì có lẽ ngân hàng đã chia mảnh đất làm hai: một phần bên trong đã bán cho anh trai khách hàng và phần bên ngoài vẫn chưa bán.

Thực tế có thể giá trị của TSBĐ lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm. Từ thực tiễn cho thấy, hai bên rất khó tìm được sự đồng thuận về giá trị của TSBĐ dùng để khấu trừ nghĩa vụ nợ.

Đối với việc tách sổ đỏ: thực tế hợp đồng thế chấp tài sản là bất động sản phải được hai bên ký kết và công chứng, chứng thực, theo đó, ngân hàng được chủ sở hữu quyền sử dụng đất ủy quyền thực hiện việc chuyển nhượng, chia tách khẩu,… trong trường hợp chủ đất không có khả năng trả nợ. Hiện nay, do chủ đất đã mất, khi muốn chia tách khẩu thì anh trai bạn cần liên hệ với ngân hàng yêu cầu họ đứng ra thực hiện.

Tuy nhiên, về bản chất hợp đồng vay, thế chấp ngân hàng là giao dịch dân sự đề cao sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, để có thông tin chính xác khách hàng cần liên hệ với ngân hàng yêu cầu giải quyết.

Đối với phần đất chia thừa kế:

Theo quy định tại điều 620, BLDS 2015 thì những người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế, việc từ chối nhận di sản phải thực hiện trước thời điểm phân chia di sản, và phải lập thành văn bản. Khi người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì họ sẽ không được chia thừa kế nữa. Không thể có trường hợp ban đầu từ chối thừa kế (đã lập văn bản) sau đó đổi ý muốn tiếp tục nhận thừa kế được.

Ở đây, khi các anh chị khách hàng thực hiện từ chối nhận di sản, bạn là người duy nhất được chia thừa kế. Do đó, phần đất di sản theo quy định pháp luật thuộc về bạn.

Phân tích của địa chính xã là sai, không đúng căn cứ pháp luật:

  • Việc chia cho hai (tức là chỉ chia cho trai không chia cho gái ) là đi ngược lại với tư duy pháp luật. Những các anh chị bạn đã từ chối nhận di sản trước ngày phân chia di sản là không được nhận thừa kế nữa.
  • Trường hợp có tranh chấp việc hủy sổ đỏ (thu hồi quyền sử dụng đất) của bạn là sai, bởi vì sau khi chia thừa kế mảnh đất đó hợp pháp thuộc về bạn.
  • Đối với phần đất hai gia đình lấn chiếm của nhau: nếu hai bên không thể thỏa thuận, thì hai gia đình phải tháo dỡ phần nhà ở đã lấn chiếm sang phần đất của nhau, trả phần lấn chiếm của nhau về nguyên trạng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn cụ thể!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật dân sự

    Tư vấn pháp luật dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title