Quy trình chia thừa kế theo di chúc

Sau thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người có tài sản chết hoặc trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, những người thừa kế có quyền phân chia di sản thừa kế theo di chúc. Việc phân chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện theo một quy trình nhất định do luật định. Tuy nhiên, thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi không xác định được các thủ tục của quy trình này. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết quy trình chia thừa kế theo di chúc sau đây.

Di chúc Thừa kế

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;

Chia thừa kế theo di chúc là gì?

Theo quy định của pháp luật, di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Nội dung của di chúc bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Ngoài ra, di chúc có thể có các nội dung khác.

Như vậy, chia thừa kế theo di chúc được hiểu là việc chia thừa kế dựa theo nội dung di chúc mà người lập di chúc để lại sau khi mất.

Quy trình chia thừa kế theo di chúc

Công bố di chúc

Công bố di chúc chúc là việc công khai nội dung của di chúc cho mọi người được biết để tiến hành chia di sản. Theo quy định của pháp luật, việc công bố di chúc phải được thực hiện như sau:

  • Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
  • Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
  • Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
  • Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.
  • Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

Giải thích nội dung di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Mặc dù vậy không phải lúc nào ý chí đích thực của họ cũng được thể rõ ràng trong nội dung của di chúc. Có nhiều trường hợp ý chí và nội dung di chúc không hề trùng khớp nhau, biểu hiện đó là một câu có nhiều hơn một cách hiểu. Do đó, đòi hỏi phải có sự giải thích phù hợp sao cho cân bằng được ý chí của chủ thể với nội dung di chúc và để cho những người thừa kế cảm thấy thỏa đáng với quyền lợi của mình.

Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự năm 2015:

  • Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

Phân chia di sản theo di chúc

Căn cứ Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc phân chia di sản theo di chúc được tiến hành như sau:

  • Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Một số câu hỏi liên quan đến quy trình chia thừa kế theo di chúc

Điều kiện di chúc hợp pháp được quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật;
  • Di chúc của người đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ, di chúc bằng văn bản không có công chứng chứng thực, di chúc miệng phải tuân thủ các quy định tại khoản 2,3,4,5 Điều 630 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Ai có thể làm chứng cho việc lập di chúc?

Căn cứ Điều Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những đối tượng sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc hay không?

Theo quy định của pháp luật, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ di chúc, cụ thể:

  • Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
  • Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
  • Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về quy trình chia thừa kế theo di chúc, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title