Thủ tục chia thừa kế

Việc phân chia di sản thừa kế hiện nay cho thấy có nhiều vấn đề mà những người có quyền thừa kế thực hiện chưa đúng pháp luật dẫn đến hậu quả tranh chấp di sản thừa kế xảy ra rất nhiều trên thực tế. Vì vậy, trong bài viết này, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách các quy định của pháp luật về thủ tục chia thừa kế.

Chia tài sản thừa kế

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.

Các loại thừa kế theo quy định của pháp luật

Thừa kế theo di chúc

Đối với thừa kế theo di chúc, người có tài sản được định đoạt tài sản của mình theo ý chí tự nguyện. Người có tài sản sẽ lập bản di chúc để phân chia tài sản cho những người mà mình muốn. Pháp luật không hề can thiệp vào ý chí của người để lại di sản. Người nhận thừa kế trong trường hợp có thể là bất cứ ai và có thể nhận một phần hoặc toàn bộ di sản của người có tài sản.

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Phần tài sản cũng được áp dụng thừa kế theo pháp luật trong trường hợp

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan.

Thời điểm chia di sản thừa kế

Người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thừa kế có thể chia di sản thừa kế sau thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Sau thời điểm này người có quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật có thể thực hiện thủ tục chia thừa kế bất cứ lúc nào trừ trường hợp di chúc để lại có yêu cầu khác.

Thủ tục chia di sản thừa kế theo di chúc

Bước 1: Họp mặt những người thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận về người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Bước 2: Chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc

  • Di sản thừa kế được chia theo sự phân định của người có di sản để lại trong di chúc.
  • Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Ở bước này, nếu những người có quyền hưởng thừa kế nhưng không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền thỏa thuận phân chia di sản và yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Bước 3: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được thực hiện theo thủ tục công chứng. Quý khách có thể liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ.

Lưu ý đối với trường hợp chia di sản thừa kế theo di chúc

  • Đa số tranh chấp phát sinh đối với các trường hợp thừa kế theo di chúc đều xuất phát từ việc những người được chỉ định thừa kế trong di chúc không thực hiện việc họp mặt những người thừa kế để thống nhất những vấn đề phát sinh sau thời điểm mở thừa kế
  • Việc chia di sản thừa kế theo di chúc là sự tôn trọng ý chí định đoạt tài sản của người để lại di chúc. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện các trường hợp những người sau không nằm trong người được chỉ định thừa kế trong di chúc vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật:
    • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Vì vậy, cần phải xác định rõ những người nào được chia di sản thừa kế trong trường hợp người chết để lại di chúc để tránh những tranh chấp về sau.

Thủ tục chia di sản thừa kế theo pháp luật

Bước 1: Họp mặt những người thừa kế

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận về cách thức phân chia di sản và người quản lý tài sản (nếu cần). Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Bước 2: Chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

  • Việc chia di sản được thực hiện theo nguyên tắc những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp có thừa kế thế vị thì những người thừa kế thế vị được hưởng bằng 1 suất thừa kế.
  • Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
  • Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Bước 3: Khai nhận di sản thừa kế

Người được nhận thừa kế theo pháp luật nếu thuộc trường hợp được thực hiện khai nhận di sản thừa kế thì việc khai nhận di sản thừa kế nên được thực hiện sau đó để đảm bảo quyền và lợi ích cho chính mình.

Quý khách có thể tham khảo bài viết của Luật Việt An về thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn trong trường hợp này.

Lưu ý đối với trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật

Đối với chia di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp,… những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân đối với người có tài sản để lại cần phải xác định hàng thừa kế của mình để được phân chia di sản.

Theo quy định của pháp luật, hàng thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Các trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật mà quý khách cần lưu ý:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
  • Người từ chối nhận di sản thừa kế.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ trong trường hợp có nhu cầu chia di sản thừa kế, tư vấn pháp luật thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế xin vui lòng liên hệ đến dịch vụ tư vấn của Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật thừa kế

    Tư vấn pháp luật thừa kế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO