Quy trình chia thừa kế theo pháp luật

Sau thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền phân chia di sản thừa kế. Trường hợp không có di chúc, di sản thừa kế được phân chia theo quy định của pháp luật. Việc phân chia tài sản thừa kế này được thực hiện theo một quy trình nhất định do luật định. Tuy nhiên, thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi không xác định được các thủ tục của quy trình này. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết quy trình chia thừa kế theo pháp luật sau đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Công chứng năm 2014.

Chia thừa kế theo pháp luật là gì?

Theo quy định của Bộ Luật Dân sư, thủ tục chia tài sản thừa kế được thực hiện theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Chia thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Việc chia thừa kế theo pháp luật muốn được thực hiện phải đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc: trước khi mất, người mất không để lại di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp: có tồn tại di chúc nhưng di chúc được lập khi người lập di chúc không minh mẫn sáng suốt, bị đe doạ, cưỡng bức phải lập di chúc trái ý muốn của họ, nội dung của di chúc vi phạm quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội, hình thức của di chúc trái với quy định của pháp luật,…
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Chia tài sản thừa kế

Quy trình chia thừa kế theo pháp luật

Thông báo về việc mở thừa kế

Sau khi người chết để lại di sản, để tiến hành việc chia di sản thừa kế, những người thừa kế phải thực hiện thông báo về việc mở thừa kế.

Theo Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể hiểu, trường hợp người chết không để lại di chúc, nghĩa là không thực hiện thủ tục công bố di chúc thì thực hiện thông báo về việc mở thừa kế. Pháp luật không quy định cụ thể về thủ tục thông báo về việc mở thừa kế.

Mở thừa kế là một trong các quy định cơ bản của pháp luật về thừa kế gồm các quy định về thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Các quan hệ pháp luật về thừa kế chỉ phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế giúp xác định chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ của người để lại dị sản; xác định những người có quyền thừa kế di sản, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, hiệu lực pháp luật của di chúc,…

Người thừa kế, hàng thừa kế

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Chia thừa kế

Căn cứ Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015, về họp mặt những người thừa kế thì sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  • Cách thức phân chia di sản;
  • Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Như vậy, để tiến hành việc phân chia di sản thừa kế, việc đầu tiên là phải lập văn bản thỏa thuận của những người thừa kế, trong đó có nội dung cách thức phân chia di sản.

Việc phân chia di sản theo pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó:

  • Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
  • Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Lưu ý:

  • Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khai nhận di sản, ghi nhận văn bản phân chia di sản thừa kế

Khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản cần được công chứng, chứng thực để đảm bảo tính pháp lý khi phân chia và định đoạt di sản thừa kế cho các hàng thừa kế theo pháp luật. Căn cứ Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 quy định về hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản thừa kế như sau:

  • Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;
  • Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Hồ sơ công chứng gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Văn bản khai nhận di sản/văn bản phân chia di sản;
  • Các loại giấy tờ nhân thân như: căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu;
  • Giấy chứng tử của người đã mất;
  • Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Một số câu hỏi liên quan đến quy trình chia thừa kế theo pháp luật

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì phân chia di sản theo pháp luật như thế nào?

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Đây gọi là thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Con riêng có được hưởng di sản của bố dượng hoặc mẹ kế hay không?

Theo quy định của pháp luật, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về quy trình chia thừa kế theo pháp luật, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật thừa kế

    Tư vấn pháp luật thừa kế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO