Vốn tối thiểu khi thành lập công ty đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?

Mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần xem xét khi lập kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Theo quy định hiện hành, mức vốn pháp định tối thiểu đối với các loại hình công ty có vốn nước ngoài khác nhau. Việc tuân thủ các yêu cầu về vốn tối thiểu không chỉ là điều kiện tiên quyết để được cấp phép thành lập, mà còn góp phần khẳng định khả năng tài chính và tính bền vững của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ làm rõ cho khách hàng về mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định hiện hành.

Mức vốn tối thiểu là gì?

Mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và doanh nghiệp nói chung là số tiền ít nhất mà một tổ chức hoặc cá nhân cần có để thành lập và hoạt động doanh nghiệp hợp pháp trong một ngành kinh doanh cụ thể.

Thông thường vốn đầu trực tiếp sẽ được sử dụng để thực hiện các công việc thành lập công ty tại như thuê trụ sở, mua trang thiết bị vật vật chất, thanh toán tiền dịch vụ thành lập doanh nghiệp và các hoạt động khác để thành lập công ty. Do vậy khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mức vốn dự kiến của chủ đầu phải đảm bảo đáp ứng đủ các công việc này để giải trình với cơ quan đăng ký.

Mức vốn tối thiểu cho công ty nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?

Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp tùy vào khả năng kinh tế và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp đưa ra mức vốn phù hợp dựa trên các tiêu chí sau:

Yếu tố xác định vốn tối thiểu

Hiện nay pháp luật chỉ quy định điều kiện về vốn tối thiểu đối với một số ngành nghề có điều kiện. Trong các trường hợp còn lại, quy định về vốn tối thiểu sẽ được thực hiện theo quy chế, nhu cầu và chính sách mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài của từng tỉnh thành phố. Tại thành phố Hà Nội trong năm 2024, thực hiện theo Công văn số 599/UBND-KH&ĐT của UBND thành phố Hà Nội ngày 6/3/2024 về việc giám sát chương trình, dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, quy mô vốn đầu tư, vốn góp thực hiện dự án được yêu cầu xem xét một cách chặt chẽ để bảo đảm nguyên tắc thu hút có chọn lọc vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đặt vấn đề bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia lên hàng đầu, ngăn chặn hiện tượng đầu tư lẩn tránh xuất xứ. Do vậy thông thường quy định về vốn đầu tư để được cấp phép tại Hà Nội sẽ cao hơn so với các tỉnh thành không có chính sách này.

Những loại vốn khi thành lập công ty

Vốn đầu tư

Theo những cam kết quốc tế của Việt Nam, một số ngành nghề có yêu cầu về vốn đầu tư tối thiểu để nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận thị trường.

Chẳng hạn đối với dịch vụ khám chữa bệnh, theo biểu cam kết WTO của Việt Nam, để được cấp phép đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về vốn như sau:

  • Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu USD;
  • Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh xá đa khoa (policlinic) là 2 triệu USD;
  • Vốn đầu tư tối thiểu cho một cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn USD.

Có thể dễ dàng phân biệt vốn đầu tư với vốn pháp định dựa trên đơn vị tiền tệ mà quy định thể hiện.

Vốn điều lệ

  • Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sảndo các thành viên công ty và chủ sở hữu công ty cùng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần được bán hoặc đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ có thể bằng với vốn đầu tư và vốn pháp định, tuy nhiên về bản chất chúng khác nhau.

Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền, là yếu tố cần thiết để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đây là mức vốn cần để bắt đầu thực hiện một dự án kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp và thường biến động tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.

Vốn pháp định được áp dụng đặc biệt cho một số ngành kinh doanh như Chứng khoán, Bảo hiểm, tài chính ngân hàng, Kinh doanh bất động sản. Mục đích của việc quy định vốn pháp định là để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, vốn góp hoặc vốn kinh doanh cần phải đạt hoặc lớn hơn mức vốn pháp định tối thiểu trong ngành đó.

Một số ngành nghề yêu cầu vốn tối thiểu theo luật chuyên ngành gồm:

Lĩnh vực chứng khoán

  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;
  • Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.

Lĩnh vực bảo hiểm

  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ VND;
  • Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ VND;
  • Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ VND.

Lĩnh vực Bưu chính

5 tỷ VND

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản

  • Không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha.
  • Không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên.

Vốn dùng để ký quỹ

Ký quỹ là số tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn mà công ty hoặc tổ chức đặt tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Đây là biện pháp đảm bảo tài chính của công ty hoặc tổ chức đối với ngân hàng và các bên liên quan trong các giao dịch và cam kết tài chính. Hình thức này thường xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh, đặc biệt là trong các giao dịch không phổ biến trong lĩnh vực dân sự.

Ví dụ: Ngành nghề kinh cho kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch 2017 quy định mức ký quỹ để xin cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

  • Đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (Inbound) là 250 triệu.
  • Đối với khách du lịch ra nước ngoài (Outbound) là 500 triệu.

Vốn ký quỹ doanh nghiệp Lữ hành quốc tế

Nhà đầu tư phải góp vốn trong thời hạn bao lâu?

Khi thực hiện xin cấp phép đầu tư, hồ sơ xin cấp phép sẽ phải thể hiện minh chứng về tiềm lực tài chính của nhà đầu tư đáp ứng số vốn đã đăng ký. Sau khi được cấp giấy phép đầu tư và tiếp tục thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân theo quy định về thời hạn góp vốn tương tự như nhà đầu tư trong nước.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp và thực hiện thủ tục hành chính chuyển quyền sở hữu tài sản.

Vốn thành lập công ty được chuyển vào Việt Nam bằng cách nào?

Đối với việc thực hiện góp vốn bằng tiền mặt, nhà đầu tư sẽ chuyển khoản vào tài khoản đầu tư trực tiếp được mở tại ngân hàng hợp pháp tại Việt Nam dành riêng cho doanh nghiệp được thành lập từ dự án đầu tư đã được đăng ký. Thông thường tài khoản này sẽ được mở dựa trên căn cứ giấy chứng nhận đăng ký đã được cấp.

Đối với các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn huy động, vốn được góp bằng tài sản, nhà đầu tư tuân thủ các quy định liên quan để thực hiện góp vốn và doanh nghiệp. Mọi thông tin cần tư vấn liên quan đến thủ tục này vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết và chính xác nhất.

Tư vấn về hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp dành cho doanh nhân nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, công ty TNHH (LLC) và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp (JSC) được lựa chọn nhiều nhất. Tùy theo ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực đầu tư, công ty có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty góp, liên doanh, mua cổ phần.

  • Loại hình công ty TNHH (LLC): Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. LLC có cơ cấu tổ chức đơn giản, thay vì phân chia cổ đông với những quy định phức tạp thì mỗi thành viên góp vốn của công ty sẽ chịu trách nhiệm về pháp lý với chính tỷ lệ sở hữu vốn của mình ở công ty.
  • Loại hình công ty cổ phần (JSC): Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. JSC có cấu trúc doanh nghiệp phức tạp hơn. Thành viên góp vốn công ty phải từ ba hoặc nhiều hơn ba cá nhân, tổ chức.
  • Chi nhánh công ty: Chi nhánh công ty, sẽ bị giới hạnh ngành trong các hoạt động của công ty mẹ. Phù hợp với các doanh nghiệp nước ngoài muốn thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại tại Việt Nam nhưng không muốn thành lập pháp nhân.
  • Văn phòng đại diện (VPĐD): VPĐD công ty nước ngoài tại Việt Nam không có chức năng hoạt động sản xuất và kinh doanh. VPĐD có chức năng liên lạc, thực hiện nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.

Lưu ý: Việc lựa chọn giữa thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện sẽ còn tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động, đẩy mạnh kinh doanh, tăng lợi nhuận và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng thì nên chọn thành lập chi nhánh công ty.
  • Nếu doanh nghiệp muốn tiện lợi hơn trong các hoạt động trao đổi hồ sơ, trưng bày sản phẩm, chăm sóc khách hàng hoặc hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công dự án… thì nên cân nhắc việc chọn thành lập văn phòng đại diện.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title