Kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và nhu cầu logistics hiện đại không ngừng gia tăng, kho ngoại quan đang trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng quốc tế. Bước sang năm 2025, cùng với những cải cách về chính sách thương mại và thủ tục hải quan tại Việt Nam, dịch vụ thành lập kho ngoại quan ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ đóng vai trò là trung tâm trung chuyển, lưu giữ hàng hóa, kho ngoại quan còn là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Việc hiểu rõ quy trình, điều kiện và lợi ích của dịch vụ thành lập kho ngoại quan năm 2025 sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội, đồng thời tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.
Điều kiện công nhận kho ngoại quan tại Việt Nam
Để công nhận kho ngoại quan, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 6 Nghị định 67/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan) như sau:
Khu vực đề nghị công nhận kho, bãi ngoại quan phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.
Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.
Diện tích:
Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2;
Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;
Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;
Kho ngoại quan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;
Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.
Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho ngoại quan chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho) vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
Thủ tục công nhận kho ngoại quan
Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ lưu kho ngoại quan phải làm thủ tục công nhận kho ngoại quan:
Thành phần hồ sơ theo Điều 7 Nghị định 67/2020/NĐ-CP
Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của cơ quan hải quan: 01 bản chụp.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản chụp.
Trình tự công nhận kho ngoại quan theo Điều 12 Nghị định 67/2020/NĐ-CP
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.
Các trường hợp tạm dừng hoạt động kho ngoại quan
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 68/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 8 Nghị định 67/2020/NĐ-CP, Các trường hợp tạm dừng hoạt động kho ngoại quan gồm:
Tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp;
Tạm dừng do trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động đưa hàng hóa vào, ra kho ngoại quan.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định tạm dừng hoạt động kho ngoại quan.
Trong thời gian tạm dừng hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng gửi vào kho; giám sát và xử lý lượng hàng tồn tại kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
Trước khi hết thời gian tạm dừng hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có văn bản báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.
Trong thời gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có nhu cầu hoạt động trở lại, doanh nghiệp có văn bản thông báo gửi cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra các điều kiện hoạt động, tình trạng hàng hóa tồn tại kho, lập biên bản xác nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định hoạt động trở lại kho ngoại quan của doanh nghiệp.
Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho ngoại quan
Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho ngoại quan theo Điều 15 Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan;
Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kho ngoại quan gửi Tổng cục Hải quan;
Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa kho ngoại quan vào hoạt động;
Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;
Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của kho ngoại quan và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
Dịch vụ thành lập kho ngoại quan năm 2025 của Luật Việt An
Luật Việt An cung cấp dịch vụ thành lập kho ngoại quan bao gồm:
Tư vấn toàn diện pháp lý:
Phân tích điều kiện pháp lý doanh nghiệp cần đáp ứng để được cấp phép thành lập kho ngoại quan.
Định hướng mô hình kho phù hợp với ngành nghề, quy mô và mục tiêu sử dụng.
Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ:
Soạn thảo toàn bộ hồ sơ pháp lý theo mẫu quy định mới nhất năm 2025.
Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu liên quan như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản vẽ mặt bằng kho, thiết kế kỹ thuật, hồ sơ phòng cháy chữa cháy,…
Đại diện làm việc với cơ quan chức năng:
Đại diện doanh nghiệp làm việc với Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan địa phương, Sở Công thương, PCCC, UBND,…
Giải trình và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định.
Hỗ trợ sau cấp phép:
Tư vấn quy trình vận hành kho ngoại quan đúng quy định hải quan.
Hướng dẫn lập sổ sách, báo cáo, giám sát hàng hóa, đảm bảo không vi phạm pháp luật.
Quy trình dịch vụ tại Luật Việt An
Tiếp nhận thông tin & khảo sát sơ bộ;
Tư vấn chiến lược và giải pháp phù hợp;
Soạn hồ sơ – nộp hồ sơ – làm việc với cơ quan nhà nước;
Bàn giao kết quả & hỗ trợ sau cấp phép.
Trên đây là cập nhật mới nhất của Luật Việt An về dịch vụ thành lập kho ngoại quan 2025. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!