Bán hàng online không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào?

Bán hàng online đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến và thu hút nhiều cá nhân, tổ chức tham gia vì tính linh hoạt, tiện lợi và tiềm năng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh này. Một trong những vấn đề cần lưu ý là việc bán hàng online mà không đăng ký kinh doanh có thể gặp phải các hình thức xử phạt nghiêm trọng từ cơ quan chức năng. Vậy nếu bạn bán hàng online mà không đăng ký kinh doanh, bạn sẽ bị phạt thế nào. Luật Việt An sẽ làm rõ vấn đề này qua bài viết bán hàng online không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào?

Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?

  • Căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì thương nhân phải tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Như vậy, bán hàng online sẽ bắt buộc phải đăng ký kinh doanh trường hợp hoạt động bán hàng online qua việc thiết lập website nhằm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử. 

  • Ngoài ra, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định :

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định”

Việc bán hàng online trên các nên tảng mạng xã hội của cá nhân có thể xem như là hình thức cá nhân hoạt động thương mại; Ví dụ như kinh doanh online bằng cách livestream trên TikTok, Facebook, Youtobe,….sau đó bán một số vật dụng như dầu gội, mỹ phẩm, hay đồ ăn vặt chính là hoạt động buôn bán vặt hoặc bán quà vặt.

Kết luận:

  • Cá nhân khi thực hiện bán hàng online thì nếu thiết lập website thương mại điện tử riêng thì phải đăng ký kinh doanh;
  • Cá nhân khi thực hiện bán hàng online trên các nền tảng xã hội như: TikTok, Youtobe, Facebook nhưng không hiết lập website thương mại điện tử riêng thì không phải đăng ký kinh doanh nhưng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định: nếu có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Trường hợp có doanh thu dưới 100 triệu đồng thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh phải đăng ký khi kinh doanh online

Ngoài những ngành nghề doanh nghiệp dự tính kinh doanh cần phải đăng ký thì khi kinh doanh bán hàng online, doanh nghiệp cần đăng ký thêm mã ngành như sau:

479: Bán lẻ hình thức khác (trừ bán lẻ tại cửa hàng, lưu động hoặc tại chợ)

Nhóm này gồm: Bán lẻ hàng hóa thông qua các phương thức như đặt hàng qua đường bưu điện, internet, chuyển hàng đến địa chỉ theo yêu cầu của người mua, bán lẻ qua máy bán hàng tự động…

4791 – 47910: Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet

Với hoạt động bán lẻ trong nhóm này, người mua lựa chọn hàng hóa dựa trên quảng cáo, catalo, thông tin trên website, hàng mẫu hoặc các phương tiện quảng cáo khác. Khách hàng đặt hàng bằng thư, điện thoại, hoặc qua internet (thường thông qua những phương thức chuyên dụng được cung cấp bởi website). Những sản phẩm được mua này có thể tải trực tiếp từ internet hoặc giao tới khách hàng.

Nhóm này gồm:

  • Bán lẻ các loại hàng hóa bằng thư đặt hàng;
  • Bán lẻ các loại hàng hóa qua internet.
  • Bán trực tiếp qua tivi, đài, điện thoại;
  • Đấu giá bán lẻ qua internet.

4799 – 47990: Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

  • Bán lẻ các loại hàng hóa bằng phương thức khác chưa kể ở trên như: bán trực tiếp hoặc chuyển phát theo địa chỉ; bán thông qua máy bán hàng tự động…;
  • Bán trực tiếp nhiên liệu (dầu đốt, gỗ nhiên liệu), giao trực tiếp tới tận nhà người sử dụng;
  • Đấu giá ngoài cửa hàng (bán lẻ);
  • Bán lẻ của các đại lý hưởng hoa hồng (ngoài cửa hàng).

Trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh khi bán hàng online

Có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty để kinh doanh bán hàng online. Tại bài viết này, Công ty Luật Việt An giới thiệu trình tự đăng ký kinh doanh online ở hình thức đơn giản nhất là đăng ký hộ kinh doanh.

Trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh khi bán hàng online

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Hình thức nộp hồ sơ: Qua 1 trong 3 hình thức gồm, nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp qua mạng thông tin điện tử

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và cấp đăng ký hộ kinh doanh

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Nhận kết quả

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Bán hàng online không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào?

Bán hàng online không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau: 
    • Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng
    • Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
    • Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;
    • Giả mạo thông tin thông báo trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau: 
    • Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định
    • Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
    • Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;
    • Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
    • Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
    • Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
    • Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.

Như vậy, khi bán hàng online nhưng không đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, khi khi bán hàng online nhưng không đăng ký kinh doanh, không kê khai  nộp thuế sẽ bị phạt vi phạm thuế và truy thu thuế đã không thực hiện nghĩa vụ theo quy định.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về câu hỏi bán hàng online không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào? Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp lý liên quan về doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO