Căn cứ giải quyết tranh chấp thừa kế

Thừa kế là một chế định dân sự quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tranh chấp về thừa kế xảy ra nhiều trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi không xác định được căn cứ để giải quyết loại tranh chấp này. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết căn cứ giải quyết tranh chấp thừa kế sau đây.

Di chúc Thừa kế

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Tranh chấp thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản đó gọi là di sản. Thừa kế bao gồm hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Tranh chấp thừa kế được hiểu là mâu thuẫn giữa những người thừa kế về việc chia, quản ý di sản của người để lại, là mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế.

Các loại tranh chấp thừa kế

Tranh chấp về thừa kế là nội dung tranh chấp tương đối phổ biếntrong tranh chấp dân sự. Các loại tranh chấp di sản thừa kế bao gồm:

  • Tranh chấp di sản thừa kế: đối tượng tranh chấp là phần di sản mà người chết để lại; nguyên nhân tranh chấp là việc phân chia di sản thừa kế không thống nhất.
  • Tranh chấp xác nhận/bác bỏ quyền thừa kế:

Tranh chấp xác nhận quyền thừa kế: phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người trong quan hệ thừa kế.

Tranh chấp bác bỏ quyền thừa kế: phát sinh từ việc người được hưởng di sản do người chết để lại nhưng lại bị người khác yêu cầu Toà án xác định là không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

  • Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: pháp luật quy định người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nên tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là tranh chấp thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.

Căn cứ giải quyết tranh chấp thừa kế

Người có quyền khởi kiện

Khi xảy ra tranh chấp di sản thừa kế, cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo trình tự bộ luật tố tụng dân sự quy định, theo đó:

Cá nhân:

  • Có tư cách khởi kiện: (1) có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; (2) người đại diện của người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trong các trường hợp luật định.
  • Có năng lực khởi kiện: có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Tổ chức: khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác.

Thời hiệu khởi kiện

Căn cứ Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Mốc thời gian để tính thời hiệu thừa kế là thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thẩm quyền giải quyết

Tuỳ thuộc vào tính chất của từng tranh chấp, thẩm quyền của Toà án giải quyết tranh chấp được xác định theo cấp, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên.

Theo cấp:
  • Thẩm quyền sơ thẩm của toà cấp huyện ( căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015): tất cả các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình (Điều 26, 28) trừ Khoản 7 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Thẩm quyền sơ thẩm của toà án cấp tỉnh (Điều 37): tranh chấp không thuộc thẩm quyền của toà cấp huyện; thuộc thẩm quyền của toà cấp huyện nhưng đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, cần phải uỷ thác tư pháp; toà cấp tỉnh lấy từ cấp huyện lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Theo lãnh thổ (căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015):
  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Theo sự lựa chọn của các bên (Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015)

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

  • Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
  • Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  • Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
  • Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
  • Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
  • Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
  • Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  • Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật thừa kế, tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO