Dịch vụ cấp lại giấy phép lao động

Những năm gần đây, số lượng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Để được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người lao động nước ngoài phải có Giấy phép lao động. Trong một số trường hợp, do Giấy phép bị hỏng, bị mất hoặc có một số nội dung thay đổi, người lao động nước ngoài cần tiến hành thủ tục để được cấp lại giấy phép lao động. Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến dịch vụ cấp lại giấy phép lao động.

Giấy phép lao động

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật lao động năm 2019;
  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP.
  • Quyết định 526/QĐ-LĐTBXH về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Giấy phép lao động và thời hạn của giấy phép lao động

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 151 Bộ luật lao động 2019. Trừ các trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động theo Điều 154 Bộ luật lao động 2019, người lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
  • Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  • Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  • Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
  • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  • Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định.

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Theo Điều 12 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP, các trường hợp cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
  • Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại

Theo Điều 15 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động

Theo Điều 13 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
  • 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
  • Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền cấp lại Giấy phép lao động

Theo Điều 14 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép lao động.

Thủ tục cấp lại Giấy phép lao động

Cách thức thực hiện

Người nộp hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có) tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ.

  • Người nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm).
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Phí, lệ phí:

  • Tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Không có.
  • Tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Theo quy định tại Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí, lệ phí cấp lại giấy phép lao động này thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Một số câu hỏi liên quan đến dịch vụ

Khi nào cần tiến hành thủ tục cấp lại giấy phép lao động?

Giấy phép lao động còn thời hạn nhưng:

  • Bị mất.
  • Bị hỏng.
  • Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động có bao gồm văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài không?

Theo quy định mới tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP, loại giấy tờ này đã bị bãi bỏ trong quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động. Như vậy, khi nộp hồ sơ, chỉ cần nộp một số loại giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động.
  • 02 ảnh màu, ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại Giấy phép lao động?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép lao động. Như vậy, người nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có) tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Dịch vụ cấp lại Giấy phép lao động của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về cấp Giấy phép lao động, cấp lại Giấy phép lao động;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, thu thập tài liệu để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu;
  • Đại diện cho khách hàng, tiến hành thủ tục tại cơ quan nhà nước và giải quyết các vấn đề trong quá trình làm thủ tục;
  • Tư vấn pháp luật và giải đáp thắc mắc sau khi được cấp Giấy phép lao động.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ hồ sơ, thủ tục về cấp lại Giấy phép lao động cũng như Giấy phép lao động, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giấy phép lao động

    Giấy phép lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO